HsvSamSon - Sinh viên Sầm Sơn - Kết Nối Cộng Đồng
|
Bài gửi | Người gửi | Thời gian |
---|
. .Báo cáo thực tập tốt nghiệp | | Mon Apr 23, 2012 10:28 am
| . .Thông báo họp đồng hương sầm sơn 2012 tại Hà Nội | | Fri Feb 10, 2012 8:05 am
| . .Khai giảng lớp luyện thi N2 và N3 tại Trung tâm Nhật Ngữ Top Globis | | Fri Feb 10, 2012 2:31 am
| . .Vietpon! Mua sản phẩm chất lượng, giá tốt. | | Mon Nov 28, 2011 8:14 am
| . .Học tiếng Nhật - Top Globis | | Mon Nov 28, 2011 7:44 am
| . .Này thì báo danh | | Sun Nov 20, 2011 12:43 pm
| . .RA mat moi nguoi ( em la ma moi) | | Sun Nov 20, 2011 12:42 pm
| . .ThắC máC ... CỦa tân Sinh viên | | Sun Oct 30, 2011 12:42 pm
| . .Tràn lan "thơ, nhạc" độc hại về Lê Văn Luyện | | Sat Oct 22, 2011 4:06 am
| . .Lê Văn Luyện ... nỔi buỒn cỦa Xã hỘi .. :( | | Sat Oct 22, 2011 4:01 am
| . .Công an thị xã Sầm Sơn: Xoá điểm bán lẻ ma tuý phức tạp, bắt quả tang đối tượng tàng trữ trái phép chất ma tuý | | Thu Oct 20, 2011 5:01 am
| . .Bãi biển Sầm Sơn và các di tích, danh thắng trên núi Trường Lệ ! | | Thu Oct 20, 2011 4:59 am
|
|
| các nghề khối kinh tế | |
| | Tác giả | Thông điệp |
---|
hung_mkt
Tổng số bài gửi : 348 Points : 600 Join date : 03/11/2009 Age : 35 Đến từ : Doi gio hu
| Tiêu đề: các nghề khối kinh tế Wed Mar 24, 2010 3:07 pm | |
| Nghề kế toán Kinh tế phát triển, hàng loạt công ty được thành lập kéo theo nghề kế toán dần trở thành một tâm điểm mà nhiều nhà tuyển dụng đang săn lùng. Vậy mà nghề “vàng” này vẫn chưa được khai thác tốt trong những năm vừa qua. Những tiềm năng nhìn thấy được Hiện nghề kế toán được coi là nghề rất “hot” ở các nước phương Tây. Nhân viên kế toán luôn là đối tượng lọt vào tầm ngắm của các nhà tuyển dụng. Xu hướng đó cũng đang biểu hiện rất rõ ở Việt Nam khi mà nhu cầu về nhân lực chất lượng cao của nghề đang thịnh hành. Và nếu bạn biết nắm bắt cơ hội thì tại sao lại không chứ? Môi trường làm việc vô cùng rộng lớn. Đây được coi là thế mạnh của nghề kế toán bởi vì bất kể một công ty, xí nghiệp, một nhà máy… dù lớn hay nhỏ cũng đều phải có ít nhất một kế toán. Vì vậy, nếu bạn là một kế toán thì hãy yên tâm với lựa chọn của mình nhé. Nếu bạn là một nhân viên tốt nghiệp từ nghề kế toán, bạn sẽ không chỉ đảm nhận công việc sổ sách với các khoản thu chi đơn thuần. Có rất nhiều dạng công việc kế toán khác nhau để bạn có thể sử dụng chuyên môn của mình như: Nghề thuế, kiểm toán, tín dụng ngân hàng, tính lương, hay nhân viên kế toán hành chính… Kế toán chính là lãnh thổ mênh mông cho bạn thả sức đấy! Mức thu nhập dành cho một kế toán viên cũng làm bạn hài lòng. Làm nghề này, bạn sẽ được đảm bảo lợi ích cá nhân bởi hu nhập thường ổn định và theo chiều hướng tăng dần. Điều đó cũng giúp bạn không phải phiền lòng về thu nhập của mình. Những công việc chính của một kế toán viên Luôn nắm tình hình của doanh nghiệp bao gồm tài sản và những hoạt động thanh toán lương bổng, mua bán hàng, vay vốn, thế chấp, sản xuất… được gọi là công việc của một kế toán. Người làm kế toán cần tập trung những thông tin trên để giải quyết các vấn đề có liên quan đến chuyên môn của mình như tài sản công ty có bao nhiêu, cái gì là cần thiết cho hoạt động sản xuất. Các công văn chứng từ, sổ sách luôn phải chuẩn xác. Vì vậy, kế toán cũng có nhiều việc cho bạn làm đó. Kế toán là người thu nhận và tổng hợp các thông tin liên quan đến đơn vị của mình. Họ luôn là người lập các bảng báo cáo các số liệu về sản xuất, thu – chi của công ty. Đây là một việc làm cần thiết để cấp trên có thể nắm được hoạt động, những biến chuyển hay cả những khó khăn nếu có của đơn vị mình. Trong một đơn vị có rất nhiều lĩnh vực cần quan tâm. Là một kế toán, bạn phải phân loại, sắp xếp các tài liều, dữ liệu sao cho rõ ràng minh bạch vào sổ kế toán của mình. Điều này đảm bảo một điều khi cần thiết kiểm tra, đổi chiếu bạn hoàn toàn có thể tìm kiếm chúng dễ dàng. Điều kiện cần cho một kế toán Bạn phải là một người được đào tạo chuyên ngành kế toán. Việc tích luỹ kiến thức khi đi học là một điều rất cần cho bạn khi làm việc. Vì vậy, ngay từ bây giờ hãy cố gắng làm đầy vốn hiểu biết của mình về lĩnh vực này nhé! Tính cẩn thận là một yêu cầu quan trọng cho nghề này. Bởi vì, nghề kế toán gắn liền với các tài liệu, sổ sách, giấy tờ chứa những con số “biết nói” về tình hình tài chính. Do đó, một kế toán như bạn phải đảm bảo giữ gìn tài liệu cũng như làm thế nào để những con số đó luôn chuẩn nhất, dễ dàng tìm kiếm, tra cứu nhất. Và khi tổng hợp những con số khô cứng, bạn càng cần phải cẩn thận vì bạn chỉ sai 1 ly thôi là có thể gây ảnh hưởng không nhỏ đến toàn công ty. Nghề này có mối quan hệ với rất nhiều nghề khác như ngân hàng, thuế… nên bạn cũng cần phải thông thạo các kỹ năng cơ bản như đọc báo cáo tài chính, phân tích tài chính, các kỹ năng thương lượng, đàm phán để hỗ trợ bạn khi làm việc. Biết cách chia sẻ thông tin, hỗ trợ nhau trong lúc làm việc. Tuy nhiên, do kế toán là một nghề đặc thù, mọi công việc nội bộ có phần “bí mật” nên bạn phải thật cẩn thận từ lời nói đến việc làm của mình. Bạn làm tốt việc này chứng tỏ bạn là một người rất tỉ mỉ và cầu toàn - những tố chất rất cần của một kế toán. Những kiến thức về tin học, ngoại ngữ cũng là điều cần thiết. Nếu thiếu mặt này, bạn sẽ không thể đọc, hiểu các báo cáo liên quan đến công việc kế toán của mình cũng như cơ hội thăng tiến giảm xuống nhiều. Vì vậy, bạn hãy chăm lo cho ngoại ngữ và tin học thật tốt để đảm bảo mình là một ứng cử viên xuất sắc cho vị trí việc cất nhắc nhé. Muốn là kế toán, bạn học ở đâu? Bạn có thể học kế toán ở các trường sau: - Học viện Ngân hàng: Địa chỉ: 12 Chùa Bộc, Đống Đa, Hà Nội Tel: 04.5725645, 04.5726385; Fax: 04.5725645 Email: lanntt@hvnh.edu.vn Website: www.hvnh.edu.vn - Học viện Tài chính: Địa chỉ: Số 8 Phan Huy Chú – Hà Nội Tel: 04.9331853; Fax: 04.9331865 Email: vanphong@hvtc.edu.vnWebsite: www.hvtc.edu.vn- ĐH Ngân hàng TP.HCM: Địa chỉ: 36 Tôn Thất Đạm, Q.1 TP.HCM Tel: 08.8216096 Email: cetrob@hotmail.comWebsite: www.dhnh.edu.vn- ĐH Kinh tế TP.HCM: Địa chỉ: 59C Nguyễn Đình Chiểu, Q.3, TP.HCM Tel: 08.8295299, 08.8229253; Fax: 08.88241186 Email: tchc@ueh.edu.vnWebsite: www.ueh.edu.vn | |
| | | hung_mkt
Tổng số bài gửi : 348 Points : 600 Join date : 03/11/2009 Age : 35 Đến từ : Doi gio hu
| Tiêu đề: Re: các nghề khối kinh tế Wed Mar 24, 2010 3:09 pm | |
| Nghề kiểm toán Tại Việt Nam, nghề kiểm toán mới chỉ được nhắc đến từ đầu thập niên 1990. Nhưng hiện nay nó được coi là một trong những nghề “nóng” nhất ở Việt Nam vì sự phát triển của nền kinh tế thị trường kéo theo việc hàng loạt các công ty, tập đoàn doanh nghiệp xuất hiện ngày càng nhiều. Bên cạnh đó, còn nhiều công ty kiểm toán nước ngoài đang quan tâm tới thị trường Việt Nam. Sinh viên các chuyên ngành Kế toán và Kiểm toán sau khi tốt nghiệp tìm kiếm được việc làm đúng chuyên ngành đào tạo rất nhanh. Nghề kiểm toán hứa hẹn cơ hội việc làm rất lớn. Theo Bộ Tài chính, cả nước hiện có khoảng gần 900 kiểm toán viên được cấp chứng chỉ hành nghề, chưa đủ lực lượng để kiểm toán hàng vạn doanh nghiệp hiện thời. Mức lương trung bình của một sinh viên mới ra trường làm công việc kiểm toán trong một công ty nước ngoài là khoảng 4-5 triệu đồng/tháng, đây là một con số rất đáng mơ ước. Thêm nữa, làm việc trong những công ty như thế này, vốn ngoại ngữ của bạn đồng thời cũng tăng lên rất nhiều, vì nghề kiểm toán có tính hội nhập tương đối cao. Kiểm toán là gì? Kiểm toán bắt nguồn từ thuật ngữ “Audit” trong tiếng Latinh. Điều thú vị, từ này có nghĩa là “người nghe”. Nền kinh tế thế giới từ những năm 30 của thế kỉ XX đã trải qua một cơn địa chấn nặng nề. Lúc này, các chuyên gia kinh tế thế giới mới nhận ra rằng sự phá sản của hàng loạt tổ chức tài chính và khủng hoảng kinh tế là dấu hiệu chứng minh điểm yếu của kiểu kế toán, kiểm tra số sách trước đó. Và kiểm toán ra đời để báo cáo tài chính của các tổ chức được kiểm tra, xác minh một cách chính xác hơn. Công việc của một kiểm toán viên (KTV) Phạm vi của kiểm toán rất rộng, bao gồm các lĩnh vực khác nhau như: kiểm toán về thông tin, kiểm toán hiệu quả, kiểm toán tính quy tắc và kiểm toán hiệu năng. Chẳng hạn, khi kiểm toán về thông tin, nhân viên kiểm toán sẽ hướng vào việc đánh giá tính trung thực và hợp pháp của các tài liệu. Còn kiểm toán hiệu quả là kiểm tra, đánh giá các nguồn lực trong từng loại nghiệp vụ kinh doanh như mua bán, sản xuất hay dịch vụ… Bạn có thể làm việc ở bộ phận kiểm toán nội bộ của một công ty nào đó hoặc ở các công ty dịch vụ, tư vấn kiểm toán hoặc trong các cơ quan kiểm toán nhà nước. Theo quan điểm trước đây, KTV chịu trách nhiệm kiểm toán báo cáo tài chính và tập trung vào công tác kiểm tra kế toán, thông tin tài chính của công ty. Tuy nhiên, vai trò của KTV hiện đại được mở rộng, bao gồm công tác kiểm toán tính hiệu quả và tính tuân thủ của mọi hoạt động cũng như tư vấn hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp. Là người “bảo vệ giá trị cho doanh nghiệp”, KTV giữ vai trò “quan sát viên độc lập” nhằm đảm bảo hoạt động của công ty tuân thủ các quy định pháp luật quốc gia, đạo đức kinh doanh và quy chế công ty. Là người “giám sát, bảo trì, nâng cấp hệ thống kiểm soát” , KTV đảm bảo hiệu quả kinh doanh và xây dựng các thủ tục kiểm soát cần thiết. Hỗ trợ phát hiện và cải tiến những điểm yếu của hệ thống quản lý doanh nghiệp, KTV đem lại cho doanh nghiệp rất nhiều lợi ích. Nhờ đó, ban giám đốc và hội đồng quản trị có thể kiểm soát hoạt động và quản lý rủi ro tốt hơn mọi khi quy mô và độ phức tạp của doanh nghiệp vựơt quá tầm kiểm soát của họ. Những tố chất giúp bạn thành công ở vị trí KTV - Có kỹ năng giao tiếp và khai thác thông tin tốt. - Có khả năng lập luận chặt chẽ, đưa ra được những luận cứ rõ ràng, thuyết phục. - Ngoài ra, KTV phải có kiến thức về nhiều lĩnh vực, am hiểu chi tiết nhưng có tầm nhìn tổng quan, khả năng nhìn thấy “cái bất thường trong cái tưởng như bình thường. - Giỏi tính toán, yêu thích con số, đam mê việc kiểm tra đối chiếu số liệu…(dù với nhiều người, các số liệu khô khan và những phép tính nhức đầu) - Độc lập, vững vàng và kiên định, không phụ thuộc vào bất cứ đơn vị được kiểm toán và nguồn số liệu nào, có như vậy bạn mới có thể đưa ra được ý kiến trung thực, khách quan về những tài liệu được kiểm toán. - Thông minh, nhạy bén nhưng cũng phải kiên nhẫn, thận trọng, trách nhiệm cao vì kết luận kiểm toán của bạn có khả năng quyết định đến số phận của cả một công ty với hàng trăm con người đang làm việc ở đó. - Công việc kiểm toán chỉ thực hiện trong vài ngày hoặc một tuần so với thời gian cả năm của kế toán nên tính phức tạp rất cao. Do đó, kiểm toán viên mà thiếu sự nỗ lực, yếu chuyên môn thì khó nắm bắt được tình hình hoạt động, xem xét các báo cáo tài chính của công ty. - Có khả năng chịu áp lực cao. Lượng công việc nhiều, thời gian gấp rút, sự kỳ vọng cao của người khác vào phán quyết buộc phải đúng đắn sáng suốt của KTV…tạo một chuỗi áp lực thường trực lên công việc và cuộc sống của KTV. Học nghề kiểm toán ở đâu? Bạn có thể học kiểm toán ở các trường sau: - Học viện Ngân hàng: Địa chỉ: 12 Chùa Bộc, Đống Đa, Hà Nội Tel: 04.5725645, 04.5726385; Fax: 04.5725645 Email: lanntt@hvnh.edu.vnWebsite: www.hvnh.edu.vn- Học viện Tài chính: Địa chỉ: Số 8 Phan Huy Chú - Hà Nội Tel: 04.9331853; Fax: 04.9331865 Email: vanphong@hvtc.edu.vnWebsite: www.hvtc.edu.vn - ĐH Ngân hàng TP.HCM: Địa chỉ: 36 Tôn Thất Đạm, Q.1 TP.HCM Tel: 08.8216096 Email: cetrob@hotmail.comWebsite: www.dhnh.edu.vn - ĐH Kinh tế TP.HCM: Địa chỉ: 59C Nguyễn Đình Chiểu, Q.3, TP.HCM Tel: 08.8295299, 08.8229253; Fax: 08.88241186 Email: tchc@ueh.edu.vnWebsite: www.ueh.edu.vn | |
| | | hung_mkt
Tổng số bài gửi : 348 Points : 600 Join date : 03/11/2009 Age : 35 Đến từ : Doi gio hu
| Tiêu đề: Re: các nghề khối kinh tế Wed Mar 24, 2010 3:13 pm | |
| Tài chính ngân hàng hôm chủ nhật rồi Khi được hỏi tôi hỏi năm nay em thi trường gì,nghành j? một bạn học sinh đã thản nhiên trả lời: "Tài chính ngân hàng". Nhưng khi hỏi đã biết gì về ngành này chưa? bạn nguây nguẩy lắc đầu và hầu như rất mơ hồ về nghành học này...tôi đã có hứa với bạn là sẽ đăng thông tin về nghề này lên diễn đàn..giờ bạn hãy đọc kỹ và lựa chọn cho phù hợp bạn nhé..chúc bạn thành công "Phù thuỷ đồng vàng" là cách gọi hoa mỹ dành cho những cử nhân ngành tài chính – ngân hàng, một trong những ngành đang hot nhất hiện nay. Nhưng để trở thành một “phù thủy đồng vàng” thực sự thì không có dễ đâu nhé! Mấy năm trở lại đây, thi nhau thi vào ngành tài chính ngân hàng bởi… mốt bây giờ phải thế. Đó là một ngành năng động, có khả năng thăng tiến cao và ngay cái tên của nó thôi cũng khiến nhiều người choáng ngợp. Cứ nghe thấy tài chính ngân hàng là thấy tiền. Nhưng đằng sau những gì hoa mỹ đó, bước chân và tồn tại được ở ngành này không "đơn giản như đan rổ" đâu nhé! Đầu vào ngất ngưởng Ngành tài chính ngân hàng trong nhu cầu khát nhân lực và nhu cầu học ngày càng trở thành mũi nhọn của nhiều trường. Nhưng điểm đầu vào ở các trường không hề dễ chơi chút nào. Một số trường uy tín như Ngoại thương, Đại học Kinh tế (ĐHQGHN), Học viện Ngân hàng, Học viện tài chính cũng khoảng 23,4 -25 điểm. Các trường thấp hơn một chút như Thương mại, DHDL Phương Đông,… điểm cũng phải 21-22. Số lượng thí sinh dự tuyển những ngành này mấy năm trở lại đây cứ gọi là… đông nghịt, mà trong số ấy lại rất nhiều bạn có học lực tốt. Vì vậy muốn dự thi ngành này, teens nhà mình cần xem xét ở nhiều góc độ nhá: Có nên thi ngành này không, nên thi trường nào cho phù hợp…? Không cân nhắc kỹ là trượt vỏ chuối như chơi. Việc nhiều nhưng làm không dễ Cứ nghe thấy các anh chị đi trước nói rằng chưa bao giờ lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng rơi vào tình trạng “khát nhân lực” như hiện nay, nghe đa số SV học ngành này ra đều có ngay việc làm là teens nhà mình xốn xang hết cả người lên. Rồi thì mơ ước là ngay từ khi ngồi ghế nhà trường đã được các ngân hàng chào đón sẵn, rồi mỗi tháng được bằng này triệu, bằng này triệu, mấy năm sẽ mua được xe hơi… Tỉnh đi nào teens ơi! Tài chính ngân hàng là một trong những ngành có sức cạnh tranh và có sức đào thải cao nhất đấy ạ. Dù đã được nhận vào làm nhưng nếu không hoàn thành được công việc thì bạn cũng sẽ bị out rất nhanh. Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bành Tiến Long đã khẳng định: “Trong số hàng nghìn SV tốt nghiệp hàng năm, chỉ có 1/3 số SV tốt nghiệp đáp ứng được yêu cầu của công việc”. Nếu mà rơi vào số 1/3 ấy thì ngon cứ gọi là ngon, nhưng chẳng may lại lọt vào cái nhóm 2/3 còn lại thì chắc là phải vò đầu bứt tai tìm kế sinh nhai khác mà tiếc hùi hùi 4 năm đại học thui. Học giỏi chưa chắc đã làm được việc Không phải cứ có một điểm số cao ngất ngưởng khiến người khác phải ngước nhìn là bạn có tương lai vời vợi với ngành tài chính ngân hàng đâu nhé. Muốn làm "phù thủy" thì phải tôi luyện nhiều lắm teens ơi! Trước hết là niềm đam mê tới tất tần tật những gì liên quan đến tiền. Cái này xem ra không khó lắm, teens nhỉ. Nhưng chỉ sợ là đến khi bước vào nghề, chúng mình lại sợ sức ép của đồng tiền như hồi bé sợ… ngáo ộp thui. Thứ 2 là sự sáng tạo. Kiếm tiền là một trò chơi của hàng triệu, hàng tỉ cái đầu đầy toan tính cơ mừ. Kết quả của trò chơi phụ thuộc cực nhiều vào “phép màu” sáng tạo của “phù thủy”. Không sáng tạo được thì chỉ có đi làm thu ngân. Mà làm thu ngân thì… Chẹp, nhìn thấy tiền đấy mà chả được cầm. Thứ 3 là tính năng động. Ngoài kiến thức chuyên môn về tài chính, các “phù thủy” phải trang bị cho mình ti tỉ kỹ năng khác nữa đấy: Giao tiếp với khách hàng, giới thiệu sản phẩm, thuyết phục khách hàng… Phải vào guồng mới biết nó khó thế nào teens ạ! Đấy, học theo mốt thì dễ nhưng mà mai sau làm thì không có theo mốt đâu nha. phải tính toán cho thật kỹ để sau này không phải nuối tiếc nhé! | |
| | | hung_mkt
Tổng số bài gửi : 348 Points : 600 Join date : 03/11/2009 Age : 35 Đến từ : Doi gio hu
| Tiêu đề: Re: các nghề khối kinh tế Wed Mar 24, 2010 3:15 pm | |
| Nhân viên tư vấn bảo hiem Bạn đã bao giờ bỏ tiền ra mua một hàng hóa không có hình thù, không thể cần nắm, thậm chí là không thể nhìn thấy chưa? Vậy mà trên thế giới có hàng triệu người đã và đang mua nó, có hàng trăm nghìn người bán nó hàng ngày. Trong xã hội người càng phát triển như hiện nay ở Việt Nam, người ta cũng càng ngày mua càng nhiều hàng hóa vô hình đó. Nó chẳng xa lạ gì mà chính là bảo hiểm. Và đội ngũ những người bán sản phẩm vô hình này là các nhân viên tư vấn bảo hiểm. Hiện nay Việt Nam có 16 công ty bảo hiểm phi nhân thọ, 8 công ty bảo hiểm nhân thọ và 7 công ty môi giới bảo hiểm đang hoạt động với trên 100 sản phẩm bảo hiểm nhân thọ và 500 sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ. Sự phát triển mạnh này của ngành bảo hiểm kéo theo số lượng người hành nghề tư vấn bảo hiểm rất lớn, với khoảng 150.000 người. Có thể coi đây là một trong những ngành có mức tăng trưởng cao nhất về lao động trong thời gian gần đây. Những công việc của nhân viên tư vấn bảo hiểm Hiện nay các công ty phân phối sản phẩm bảo hiểm đến với khách hàng vẫn sử dụng đội ngũ tư vấn viên là chủ yếu, nên vai trò của tư vấn viên bảo hiểm luôn được các công ty xem trọng, vì họ là những người tiên phong quan trọng nhất trong việc truyền đạt tính yêu việt sản phẩm bảo hiểm của công ty mình đến với khách hàng, thay mặt công ty ký kết tạm thời hợp đồng bảo hiểm với khách hàng, mang doanh thu về cho công ty, họ là người luôn gần gũi chăm sóc khách hàng để duy trì tốt mối quan hệ giữa khách hàng với công ty. Khách hàng thường không tiếp xúc và không biết đến công ty, họ tin tưởng một công ty bảo hiểm thông qua sự tin tưởng về người tư vấn đó, khách hàng căn cứ vào tác phong tư cách làm việc, sự am hiểu về các sản phẩm của công ty mình và sự chăm sóc khách hàng của tư vấn đó để đặc niềm tin và chấp nhận mua một sản phẩm vô hình dài hạn, nên hiện nay các công ty rất cần đến những tư vấn giỏi. Các nhân viên bảo hiểm tự do hay các nhân viên môi giới có thể đại diện cho một vài công ty sẽ giao cho khách hàng các hợp đồng của công ty có giá cả và thông tin tốt nhất. Các nhân viên sẽ phải chuẩn bị các bảng báo cáo, tìm kiếm thêm nhiều khách hàng mới. Trong trường hợp có thiệt hại thì nhân việc bảo hiểm sẽ giải quyết cho khách hàng các tiền bồi thường do bên công ty bảo hiểm cung cấp. Hơn nữa một số nhân viên còn cung cấp cho khách hàng những lời khuyên cùng với các phân tích về tài chính để giúp khách hàng giảm thiểu rủi ro ít nhất. Thông thường các nhân viên bảo hiểm thường được xem như các nhà sản xuất trong ngành bảo hiểm, bán một hoặc nhiều loại bảo hiểm như là bảo hiểm cho tài sản và thương vong, sinh mệnh, sức khỏe, tàn tật, dịch vụ chăm sóc lâu dài. Nhân viên bảo hiểm về tài sản và tai nạn, thương vong sẽ bán các hợp đồng mà bảo vệ cho cá nhân và doanh nghiệp khỏi bị thiệt hại về tài chính khi bị tai nạn xe, hỏa hoạn, trộm cấp, bão, và các hiện tượng khác có thể gây thiệt hại cho tài sản. Đối với doanh nghiệp thì bảo hiểm về tài sản và tai nạn, thương vong có thể bao gồm luôn cả tiền đền bù cho các công nhân bị thương, khoản nợ sản phẩm, tiền bồi thường khi có sai sót trong y tế. Nhân viên bảo hiểm nhân thọ chuyên về bán bảo hiểm mà công ty bảo hiểm sẽ phải thanh toán tiền bồi thường khi người mua bảo hiểm mất. Tùy vào trường hợp của người đóng bảo hiểm thì giá trị tiền mặt sẽ trả vào lương hưu, quỹ giáo dục cho trẻ con, và các trợ cấp khác. Nhân viên bảo hiểm nhân thọ sẽ bán hợp đồng bảo hiểm sức khỏe trong đó sẽ bao gồm cả chi phí cho dịch vụ y tế, thất thu do bệnh tật hay thương tật. Họ cũng bán các bảo hiểm về nha khoa, hợp đồng bảo hiểm tàn tật ngắn hạn và dài hạn. Ngày càng có nhiều nhân viên cung cấp bảo hiểm dịch vụ kế hoạch tài chính cho khách hàng như kế hoạch nghỉ hưu, kế hoạch về tài sản, kế hoạch lương hưu cho doanh nghiệp. Bên cạnh việc cung cấp các hợp đồng bảo hiểm, các nhân viên cũng được phép bán các quỹ trợ cấp, trợ cấp thay đổi hàng năm và các khoản bảo hiểm khác, tuy nhiên các nhân viên bảo hiểm tài sản và thương vong cũng có thể bán các bảo hiểm về tài chính. Thuận lợi cho người hành nghề này là công việc không bị ràng buộc thời gian, phù hợp với nhiều đối tượng, từ công chức Nhà nước đi làm thêm, sinh viên đang ngồi trên giảng đường đến tiểu thương, thậm chí người nội trợ, chủ tiệm uốn tóc... Khi đến làm việc với một công ty bảo hiểm, bạn sẽ là đối tác với họ chứ không phải là người làm công cho họ. Những điều kiện để thành công đối với một nhân viên tư vấn bảo hiểm - Hiểu ý khách hàng: Tư vấn bảo hiểm và khách hàng luôn trong tình trạng mâu thuẫn với nhau, nhân viên tư vấn lúc nào cũng phải đối mặt với sự từ chối của khách hàng với nhiều lý do. Muốn tránh khỏi sự từ chối và để đạt được mục đích giới thiệu và chào bán sản phẩm bảo hiểm tư vấn viên phải hiểu ý khách hàng, nhu cầu của khách hàng để cung cấp đúng sản phẩm khách hàng muốn. Nếu không nhạy cảm và không thông cảm với khách hàng thì dù bạn có học bao nhiêu kỹ năng bán hàng cũng không có được khả năng ấy . - Làm tăng giá trị sản phẩm: Khi khách hàng biết bạn và các sản phẩm của công ty được bạn giới thiệu, họ lựa chọn và chấp nhận sản phẩm thì sản phẩm ấy mới có giá trị, tư vấn hướng khách hàng cảm thấy sản phẩm họ chọn và đồng tiền họ bỏ ra đúng nhu cầu tích luỹ, nhu cầu bảo hiểm theo sản phẩm và gửi đồng tiền nơi đáng tin cậy. - Chiến thắng bản thân mình: Người không thể chiến thắng bản thân thì khó có thể chiến thắng đối thủ. Nhân viên tư vấn bảo hiểm nhân thọ ví như những con ong đi tìm mật, bôn ba khắp nơi, làm việc độc lập, có rất nhiều thời gian và cũng rất tự do dễ phát huy khả năng của mình cũng có thể tự do phóng túng . Bởi thế nhân viên tư vấn cần có khả năng tự kiềm chế và quản lý bản thân mình. Người có tính tản mạn không thích hợp nghề làm tư vấn dù có đổi nghề khác thì cũng sẽ khó khăn với nghề mới. - Cố gắng vươn lên: Người tư vấn xuất sắc phải luôn luôn nâng cao thành tích bán hàng, bởi thế phải luôn cố gắng gia tăng hợp đồng và doanh thu. Nếu thành tích hàng tháng không hiệu quả thì cần kiểm điểm lại và tìm hiểu nguyên nhân mà sửa đổi, luôn cố gắng phấn đấu để vươn lên. - Thận trọng trong công việc: Nhân viên tư vấn khi tiếp cận khách hàng cần phải có khả năng quan sát nhạy bén, phải suy nghĩ tỉ mỉ, chặt chẽ, như vậy mới không bỏ sót những việc xem ra không đáng gì, đôi khi việc ấy có liên quan đến việc giao dịch lớn. Về phong cách, ăn nói, cử chỉ, trang phục, dáng vẻ bên ngoài là điều kiện để cho khách hàng có sự thiện cảm tạo sự tín nhiệm đối với khách hàng, biết đối nhân xử thế, nhân viên tư vấn đến với khách hàng không phải là sản phẩm mà chính bản thân mình, tác phong của người tư vấn còn thể hiện đến công ty. Điều đó sẻ giúp bạn thành công trên thương trường cạnh tranh - Tìm kiếm nắm bắt thông tin: Nhân viên tư vấn không phải ngồi chờ thời cơ mà phải tìm kiếm nắm bắt mọi thông tin. Chỉ cần có một thông tin hay một cơ hội nào đó, phải cần nhanh chóng hành động đi trước người khác một bước để dành cơ hội bán hàng trước. Phải nhanh chóng tìm hiều nhu cầu của khách hàng để tư vấn sản phẩm của mình trước người khác, tạo cơ hội bán hàng trước các đối thủ cạnh tranh. - Bạn biết mình là ai: Đội ngũ nhân viên tư vấn là người đầu tiên tiếp xúc với khách hàng, là người đại diện cho Công ty, thay mặt Công ty đưa ra những cam kết với khách hàng. Mọi hình thức tiếp cận khách hàng chào bán sản phẩm, thay mặt Công ty cam kết hợp đồng tạm thời, thu phí bảo hiểm định kỳ điều do tư vấn thực hiện để đạt được kế hoạch của Công ty. Như vậy bạn phải biết mình là ai? Nhiệm vụ phải làm gì? mới phát triển hết khả năng công việc của mình. - Nhân viên tư vấn bảo hiểm là chuyên gia tài chính: Nhân viên tư vấn bảo hiểm là nhà tư vấn tài chính. Phải hiểu rõ về các sản phẩm của Công ty, về tính chất bảo hiểm quyền lợi bảo hiểm của từng sản phẩm để tư vấn và định hướng tài chính cho khách hàng có hiệu quả và tạo được niềm tin cho khách hàng đối với Công ty. Có kế hoạch chăm sóc tốt khách hàng để duy trì và phát triển. Phải tìm hiểu sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh để phân tích và so sánh cho khách hàng thấy tính ưu việt trong sản phẩm của Công ty mình. - Mở ra con đường tư vấn riêng cho mình: Nhân viên tư vấn học hỏi trong sách, học hỏi ở người khác đương nhiên là quan trọng, những điều quan trọng nhất vẫn là học hỏi ở bản thân mình đó chính là sự tích lũy kinh nghiệm tư vấn của mình để đề ra phương pháp làm việc cho mình. Cần phải có kế hoạch làm việc, vì kế hoạch là con đường dẫn ta đi. Phải có thị trường, phải có danh sách khách hàng tiềm năng, đó là công việc cần có của một tư vấn giỏi. – Quý trọng thời gian: Doanh thu của tư vấn tăng do số lần gặp gỡ và đàm phán thành công, còn số lần đàm phán thành công phụ thuộc rất nhiều vào số lần thăm viếng khách hàng. Dành thời gian thăm viếng nhiều thì cơ hội thành công cũng nhiều, do vậy phải phân bố thời gian phù hợp, biết nắm bắt thời gian của khách hàng và tuyệt đối phải đúng hẹn, đúng giờ.
Được sửa bởi hung_mkt ngày Wed Mar 24, 2010 3:17 pm; sửa lần 1. | |
| | | hung_mkt
Tổng số bài gửi : 348 Points : 600 Join date : 03/11/2009 Age : 35 Đến từ : Doi gio hu
| Tiêu đề: Re: các nghề khối kinh tế Wed Mar 24, 2010 3:16 pm | |
| Nghề môi giới chứng khoán Không cần bằng đại học, không cần vốn, không cần kinh nghiệm..., bạn vẫn có cơ hội làm một nghề đang rất “nổi” tại Việt Nam vài năm trở lại đây: nghề môi giới chứng khoán. Một số công ty chứng khoán mới đang tìm cách mở rộng mảng môi giới của mình bằng việc phát triển hệ thống nhà môi giới chứng khoán, hiện được gọi bằng những cái tên “tây” như remisier hay stock broker - những người không hưởng lương từ công ty, mà sẽ ăn chia khoản phí thu được giữa công ty với khách hàng. Tiềm năng của nghề môi giới chứng khoán Với đặc điểm là tính độc lập cao trong công việc, đồng thời có thu nhập cao theo hiệu quả công việc, đây sẽ là một nghề phát triển mạnh tại Việt Nam trong thời gian 10 năm tới. Hiện nay, một số công ty chứng khoánđang nhận hồ sơ dự tuyển nghề remisier, trong đó không yêu cầu phải có những bằng cấp cụ thể về tài chính, chứng khoán cũng như kinh nghiệm đầu tư, mà nếu qua vòng sơ tuyển, ứng viên sẽ được công ty hỗ trợ bằng một loạt chương trình đào tạo chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp, kỹ năng giao dịch... Sau đó, việc thành công trong nghề nghiệp hoàn toàn phụ thuộc vào sự cố gắng của cá nhân mỗi người. Theo lãnh đạo một công ty chứng khoán, phát triển hệ thống nhà môi giới chuyên nghiệp là xu thế tất yếu của các công ty chứng khoán Việt Nam để tăng cường khả năng tìm kiếm và cung cấp dịch vụ chứng khoán đến khách hàng. Vấn đề đặt ra là các công ty chứng khoán đang bắt đầu bước vào cuộc cạnh tranh mới: cạnh tranh về đào tạo và thu hút những nhà môi giới tốt để khơi dậy tiềm năng của một nghề đầy hấp dẫn và mới mẻ này. Một công ty chứng khoán tuy mới được cấp phép nguyên tắc, nhưng lãnh đạo công ty đã phải tính tới việc phát triển mạng lưới remisier để thâm nhập và chiếm lĩnh thị phần môi giới chứng khoán. Theo dự kiến của vị lãnh đạo này, phí môi giới mang lại từ những khách hàng do remisier tìm kiếm và quản lý sẽ được chia sẻ với công ty chứng khoán theo tỷ lệ 30/70 hoặc 50/50, tuỳ theo độ lớn của giá trị giao dịch. Với việc phân chia phí như vậy, vị lãnh đạo này hy vọng sẽ gắn lợi ích “sát sườn” của nhà môi giới với lợi ích công ty - đây là cái gốc để các remisier nhiệt tâm tìm kiếm, chăm sóc và khuyến khích khách hàng giao dịch. Những công việc và yêu cầu đối với một nhà môi giới chứng khoán Một trong những nguyên tắc căn bản vận hành thị trường chứng khoán là nguyên tắc trung gian, thể hiện rõ nét nhất với vai trò và hoạt động của các nhà môi giới. Các nhà môi giới là những đại diện thu xếp giao dịch cho khách hàng và hưởng hoa hồng. Người môi giới không mua bán chứng khoán cho mình, họ chỉ là người nối kết và giúp thực hiện yêu cầu của người mua, kẻ bán. Chứng khoán và tiền được chuyển dịch qua lại từ khách bán sang khách mua. Trong quá trình đó nhà môi giới không đứng tên chứng khoán. Quần chúng đầu tư thì gọi họ bằng "customer’s man" hay "stockbroker". Khi cung cấp những lời hướng dẫn hoặc tư vấn cho khách hàng trong việc đầu tư chứng khoán hoặc liên quan đến việc mua bán cổ phiếu niêm yết, vai trò của một nhà môi giới là rất quan trọng. Vậy đâu là một stockbroker thực thụ? - Tiếp xúc và tìm hiểu khách hàng Điều cần thiết nhất đối với một stockbroker chuyên nghiệp trước khi cung cấp dịch vụ cho khách hàng là phải thu thập và tổng hợp thông tin liên quan đến khách hàng. Các broker thường thu thập và tổng hợp thông tin thông qua việc khách hàng khai tại các mẫu biểu đơn, đơn xin đăng ký làm khách hàng, qua hỏi trực tiếp hoặc qua các hình thức khác để tổng hợp mọi số liệu liên quan đến khách hàng có lợi ích cho việc đánh giá khả năng tài chính của khách hàng và xác định việc cung cấp những lời hướng dẫn và tư vấn đầu tư vào chứng khoán. Sau khi nhận được những thông tin liên quan đến khách hàng, các broker sẽ ghi lại và lưu giữ trong máy tính của mình. Nếu khách hàng từ chối việc cung cấp thông tin, các broker sẽ cố gắng bằng cách khác để thu thập cho được thông tin của khách hàng. Trường hợp những thông tin thu được từ khách hàng không đủ để đánh giá mức độ rủi ro của họ hoặc không thể đưa ra những hướng dẫn phù hợp với khách hàng thì phải từ chối, không nhận đăng ký từ khách hàng. Còn khi đã nhận khách hàng, với tư cách là một nhà môi giới giỏi, bạn cần quan sát thường xuyên những biểu hiện của họ. Một broker giỏi luôn quan sát tính cách, hành vi của khách hàng, tìm hiểu khả năng tài chính và mức độ tin cậy của khách hàng thông qua các công ty chứng khoán khác hoặc những tổ chức tài chính mà khách hàng đã từng sử dụng dịch vụ. - Có những chỉ dẫn phù hợp Tại phố Wall, Hồng Kông cũng như nhiều thị trường chứng khoán khác, các broker phải cung cấp những lời chỉ dẫn phù hợp với khách hàng trên nguyên tắc: Lời chỉ dẫn phải phù hợp với mục tiêu đầu tư của khách hàng. Mỗi khách hàng đều có tính cách và mức độ chịu rủi ro khác nhau, vì vậy, khi cung cấp dịch vụ cho khách hàng, nhân viên môi giới phải làm cho khách hàng hiểu quy luật của việc đầu tư, rủi ro có thể gánh chịu. Lời hướng dẫn phải tính đến việc phân bổ rủi ro trong đầu tư cho khách hàng, nhất là những rủi ro có thể làm cho khách hàng không đạt được lợi nhuận như mong muốn. Lời hướng dẫn phải là những số liệu thông tin công khai trước công chúng, không nên dùng những số liệu thông tin là tin đồn hoặc không có cơ sở thực tế. Trường hợp thông tin là ý kiến nhận xét của bản thân thì các broker phải nói rõ cho khách hàng biết đó là ý kiến nhận xét của mình không phải là các số liệu thông tin phân tích thực tế, đồng thời phải để cho khách hàng tự quyết định đầu tư. Lời hướng dẫn liên quan đến quy mô đầu tư và tần số mua bán phải phù hợp với từng khách hàng và phải tính đến địa vị tài chính và mục đích đầu tư của khách hàng là chính. Không được đưa ra những lời hướng dẫn mua bán chỉ vì mục đích thu phí hoa hồng. Các broker không được đảm bảo hoặc hứa về lợi ích mà khách hàng sẽ thu được từ việc mua bán chứng khoán, kể cả lời nói hay bằng văn bản. Một broker giỏi sẽ không bao giờ thúc giục khách hàng mua bán mà phải tạo điều kiện cho khách hàng tham khảo thông tin cho đầy đủ trước khi quyết định đầu tư. - Thực hiện lệnh theo yêu cầu của khách hàng Thông thường, một broker phải thực hiện lệnh mua bán theo nhu cầu của khách theo thứ tự các bước được quy định sẵn. Việc chuyển lệnh phải đúng theo lệnh đặt của khách hàng và phải cố gắng thực hiện lệnh với giá tốt nhất trong thời điểm đó. Các broker không được chuyển lệnh giao dịch khi biết khách hàng quyết định mua bán thông qua việc sử dụng thông tin nội gián. Trường hợp biết loại chứng khoán mà khách hàng sẽ mua hoặc bán, hoặc sẽ hướng dẫn cho khách hàng mua bán, các broker không được mua hoặc bán loại chứng khoán đó cho bản thân hoặc cho công ty trước khi mua bán cho khách hàng, dẫn đến việc làm cho khách hàng bị thua thiệt. Một trong những quy tắc của broker trên thị trường là không được quyết định mua bán thay cho khách hàng. - Cư xử công bằng với khách hàng Một nhân viên broker chứng khoán giỏi bao giờ cũng cư xử với khách hàng một cách công bằng. Họ sẽ thường xuyên hướng dẫn và thực hiện lệnh cho khách hàng một cách bình đẳng và không phân biệt đối xử. Việc công bố báo cáo phân tích hoặc bất kỳ thông tin số liệu nào có thể tác động đến giá cả chứng khoán, nhân viên broker phải cố gắng thực hiện sao cho khách hàng biết một cách đồng đều để khách hàng có thể sử dụng lợi ích từ các báo cáo, thông tin số liệu trên như nhau. - Yêu tố tôn trọng và bất khả xâm phạm được đặt lên hàng đầu Một trong những nguyên tắc xuyên suốt tại phố Wall và nhiều thị trường chứng khoán khác là các broker không bao giờ lợi dụng tài sản hay tài khoản giao dịch của khách hàng và phải nghiêm chỉnh thực các hoạt động môi giới theo đúng chức năng của mình. Các broker trung thực luôn từ chối và tránh xa những lợi ích gì liên quan đến lỗ lãi của khách hàng mặc dù có những trường hợp làm vì mục đích giúp đỡ khách hàng. - Công bố những xung đột về lợi ích Trong việc hướng dẫn khách hàng đầu tư, nếu có xung đột về lợi ích giữa công ty với khách hàng hoặc giữa broker với khách hàng mà có thể tác động đến kết quả đầu tư của khách, các broker phải công bố rõ những thông tin liên quan đến xung đột trên cho khách hàng để họ đánh giá, xem xét đầu tư. Các broker giỏi cần phân biệt đâu là trường hợp được coi là xung đột về lợi ích. Đó là trường hợp công ty nắm giữ, tổ chức phân phối hoặc bảo lãnh phát hành một loại chứng khoán nào đó; công ty hay lãnh đạo công ty có mối quan hệ hoặc có lợi ích với một loại chứng khoán nào đó. Trong những trường hợp này, các broker phải thông báo rõ cho khách hàng biết những ý kiến hướng dẫn về loại chứng khoán đó. Ngoài ra, trường hợp công ty hoặc nhân viên broker sẽ mua loại chứng khoán mà khách đặt lệnh bán cho chính mình, các broker phải thông báo tin trên cho khách hàng biết để khách hàng xem xét lại, xem giá mà khách hàng đề nghị bán đã là giá tốt nhất trong thời điểm đó chưa. Giữ bí mật cho khách hàng Một điều tối cần thiết trong hoạt động của các broker là giữ bí mật, không được công bố những thông tin cá nhân, thông tin về mua bán chứng khoán hoặc thông tin liên quan đến tài chính của khách hàng cho người khác biết. Theo quan niệm chung, hành động trên của các broker có thể tác động đến lợi ích hoặc hình ảnh của khách hàng, trừ trường hợp có sự chấp thuận của chính khách hàng hoặc việc công bố theo quy định pháp luật về chứng khoán. Học nghề môi giới chứng khoán ở đâu? Hiện tại, ở nước ta vẫn chưa có một trường nào đào tạo về nghề này cả. Tuy nhiên, những bạn trẻ có lợi thế về các kiến thưc tài chính, kinh tế, các kĩ năng tư vấn, khả năng giao tiếp… đều có thể làm nghề này. Để có thể thành công trong nghề, sự cố gắng tự học, tự vươn lên trong quá trình hành nghề là điều quan trọng không thể thiếu. | |
| | | hung_mkt
Tổng số bài gửi : 348 Points : 600 Join date : 03/11/2009 Age : 35 Đến từ : Doi gio hu
| Tiêu đề: Re: các nghề khối kinh tế Wed Mar 24, 2010 3:18 pm | |
| Ngành thuế Với hầu hết các ngành nghề như: nghề giáo, nghề y hoặc ngành kỹ thuật, ngành kinh tế v.v... ta dễ dàng hình dung những công việc của các ngành nghề ðó. Riêng ngành thuế là một trong số ít những ngành nghề, mặc dù không hẳn là lạ lẫm, nhưng ðể thực sự hiểu ngành thuế là gì, sức mạnh vô hình của ngành thuế, thì không phải ai cũng nắm rõ. Thuế không chỉ là thuế vụ, nghĩa vụ nộp thuế mà còn cần ðược hiểu thuế cũng là quyền lợi của công dân. Như vậy, thuế cần phải có những người triển khai, thực hiện và giám sát nó ðể chính sách thuế luôn ðúng ðắn, ðầy ðủ và kịp thời. Những người ðó là những người làm về nghề thuế và là các cán bộ thuế. Hiện nay, ở Việt Nam có hai hệ thống cơ quan thuế ðều trực thuộc Bộ Tài Chính: cơ quan thuế ( ðối nội ) và cơ quan hải quan ( ðối ngoại ). Tùy vào ðiều kiện, năng lực và ý thích, khi trở thành cán bộ thuế bạn có thể làm việc một trong hai hệ thống này. Ngoài ra, nghề thuế còn có những lĩnh vực ða dạng khác như: ðại lý làm thủ tục hải quan, kiểm toán thuế, tư vấn thuế, nhà giáo ðào tạo nhân lực cho ngành thuế…. Thuế là kiến thức chuyên ngành cơ bản cần thiết trong tất cả các ngành tài chính, nên kiến thức về thuế ðược ðào tạo ở hầu hết các trường kinh tế. Trong ngành thuế, ðiểm cốt yếu ðể bảo ðảm sự thành công là am hiểu và chấp hành nghiêm chỉnh quy trình công việc. Sự am hiểu phải bao gồm nhiều ngành nghề ðể có thể hoạch ðịnh, nghiên cứu, tham mưu cho các cơ quan có thẩm quyền. Ðể có thể quản lý và hướng dẫn về thuế cho các tổ chức, cá nhân thuộc các ðối tượng nộp thuế. Ðể có thể thanh tra và xử lý những vi phạm trong quá trình chấp hành nghĩa vụ nộp thuế… Vì thế, hành trang cần có ðể vào ngành thuế không chỉ là kiến thức nghiệp vụ về thuế, mà phải thấu ðáo kiến thức về kinh tế nói chung. Bao gồm kiến thức về kinh tế xã hội, kế toán, kiểm toán, tài chính, ngoại ngữ và ðặc biệt với chưong trình cải cách hiện ðại, tin học hóa quy trình quản lý và thu thuế trên máy tính, nhất thiết cần phải có kiến thức về tin học. Bạn là người trung thực, công bằng, khách quan. Bạn có tinh thần trách nhiệm, nhẫn nại và luôn cẩn thận , chính xác. Bạn có hoài bảo góp phần vào chính sách kinh tế , ðưa nền kinh tế ðất nước phát triển ổn ðịnh và bền vững. Ngay từ bây giờ, bạn hãy học hỏi và rèn luyện ðể có thể tự hào là một thành viên trong ngành thuế. Chúc các bạn may mắn! | |
| | | hung_mkt
Tổng số bài gửi : 348 Points : 600 Join date : 03/11/2009 Age : 35 Đến từ : Doi gio hu
| Tiêu đề: Re: các nghề khối kinh tế Wed Mar 24, 2010 3:21 pm | |
| Quản trị kinh doanh Bạn đã từng nghe nói đến những nghề rất "hot" như CEO, CFO, CMO, CCO...bao giờ chưa? Đó là những vị trí đáng mơ ước của bất kì ai làm việc trong lĩnh vực kinh tế. Để có được "vị trí quyền lực" đó, họ, những "ông chủ" tài năng không chỉ rèn luyện những kỹ năng chuyên ngành mà còn bắt buột phải trang bị đầy đủ kiến thức ngành Quản trị kinh doanh (QTKD). Tiềm năng của ngành QTKD - Ở hầu hết các nước trên thế giới (trong đó có Việt Nam) đây là nghề có số người theo học đông nhất tạo nên một mạng lưới liên kết rộng nên tính liên thông và hội nhập quốc tế về ngành nghề khá cao. Điều này tạo ra rất nhiều cơ hội việc làm và cuộc cạnh tranh "săn đầu người" của các nhà tuyển dụng bao giờ cũng rất căng thẳng. - Môi trường làm việc năng động và luôn thay đổi. Công việc của bạn sẽ không dập khuôn máy móc một cách nhàm chán mà biến động không ngừng. Đây thật sự là sân chơi cho những bạn trẻ năng động, tự tin, đam mê thử thách trong công việc và có khả năng thích nghi cao với môi trường làm việc thay đổi liên tục. Chính sự chuyển động nhanh này sẽ giúp bạn nhanh chóng trưởng thành về tuổi đời cũng như tuổi nghề. - Mức lương của bạn nhận được ở những vị trí như CEO, CFO hay trưởng phòng... là những con số đáng mơi ước đối với nhiều người. QTKD là gì? Có thể nói, hoạt động QTKD là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu giúp việc kinh doanh đạt những lợi nhuận "khổng lồ" một cách lâu dài. Trong môi trường doanh nghiệp, hoạt động tập thể luôn được đề cao hàng đầu. Trong một công ty có rất nhiều bộ phận và việc liên kết các bộ phận lại và quản lý các hoạt động kinh doanh của các bộ phận đó gọi là QTKD. Quản trị là công việc bắt buộc phải làm nhằm duy trì, thúc đẩy hoạt động kinh doanh để đảm bảo sự tồn tại và vận hành của doanh nghiệp, hướng vào thực hiện nâng cao mục tiêu kinh doanh. Cụ thể hơn, QTKD là sự tổng hợp của các quá trình: - Xác định mục tiêu kinh doanh - Phối hợp, tổ chức, chỉ huy và điều hành hoạt động để thực hiện những mục tiêu kinh doanh đã đề ra. - Kiểm tra, kiểm soát hệ thống tổ chức đã hình thành trong quá trình thực hiện mục tiêu kinh doanh. QTKD không phải là một công việc cụ thể như marketing hay sales, nó là việc xác định một đường lối lâu dài và chỉ huy, kiểm soát việc thực hiện đường lối đó. Có vậy, một công ty mới có thể tồn tại và thành công dù tuổi đời của nó có thể là cả trăm năm với bao thăng trầm lịch sử. Khi làm việc trong lĩnh vực kinh doanh bạn sẽ được gọi là các nhà quản trị hay các quản trị viên. Trong doanh nghiệp, quản trị viên được chia làm 3 cấp chủ yếu: - Quản trị viên cấp cao: Tổng giám đốc (CEO), Phó tổng giám đốc, giám đốc chưa năng hay lĩnh vực (CFO, CMO, CCO...) - Quản trị viên cấp trung: Trưởng phòng, Trưởng ban, Quản đốc phân xưởng - Quản trị viên cấp cơ sở: những quản trị viên còn lại. Những người làm QTKD cấp trung và cơ sở sẽ có cơ hội thăng tiến đến các vị trí giám đốc. Còn những Quản trị viên cấp cao là những nhà lãnh đạo tại năng, họ là những người "nhìn vào tương tai chứ không phải nhìn vào hiện tại". Công việc của một quản trị viên: - Hoạch định kinh doanh: Dựa trên những nghiên cứu, khảo sát, các quản trị viên lập và thiết kế các chiến lược kinh doanh. - Tổ chức kinh doanh: tổ chức quá trình sản xuất sản phẩm, tiêu thụ sản phẩm và tổ chức các mối quan hệ liên kết trong hoạt động kinh doanh nhằm gia tăng giá trị và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. - Tổ chức QTKD: xây mới toàn bộ, tổ chức lại hoặc kiện toàn cơ cấu bộ máy doanh nghiệp. - Lãnh đạo, điều hành kinh doanh: Sử dụng những kỹ năng quản trị để vận hành bộ máy doanh nghiệp. - Kiểm tra hoạt động kinh doanh: Phân tích, đánh giá các hoạt động kinh doanh để điều chỉnh cho phù hợp với mục tiêu chiến lược của công ty. Các tố chất của một nhân viên quản trị - Có khát vọng làm giàu chính đáng: phải luôn nỗ lực phấn đấu đưa hoạt động kinh doanh đi lên và đưa doanh nghiệp đạt được những mục tiêu cao hơn. Đây là một trong những lý do thuyết phục nhà tuyển dụng sẽ chọn bạn. - Có kiến thức và tầm nhìn xa trông rộng: nghĩa là không ngừng học hỏi, trau dồi cả về những kiến thức chuyên ngành lẫn các kiến thức chuyên môn khác. Ví dụ làm CFO bạn phải có vừa có kiến thức chuyên ngành QTKD vừa có những kiến thức về tài chính - ngân hàng. - Sáng tạo và đổi mới: Bạn phải có óc quan sát, phân tích, biết áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất và quản lý, coi trọng hiệu quả kinh doanh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. - Có năng lực tổ chức và quản lý: Đây là phẩm chất then chốt của nhà quản trị. Bạn cần tạo dựng một đội ngũ làm việc hợp lý, tận dụng được tối đa năng lực của từng cá nhân. Bạn phải làm thế nào để ý tưởng, mục đích mà mình đã xác định được thực hiện một cách tốt nhất thông qua những người dưới quyền. - Khả năng khác phục rủi ro: những người làm kinh doanh thực thụ hiểu rằng sẽ luôn có khả năng xảy ra vô vàn rủi ro như: rủi ro về tài chính, về sự nghiệp, về gia đình, về tâm lý... Vì thế việc rèn luyện bản lĩnh và khả năng chịu đựng để khắc phục rủi ro gặp phải là rất cần thiết. Học QTKD ở đâu? Vì tính đặc trưng của ngành là quản trị nên QTKD chỉ đào tạo ở bậc Đại học. Hiếu Học xin giới thiệu một số trường ĐH thuộc khối kinh tế để các bạn tham khảo: - ĐH Kinh tế Quốc dân: Địa chỉ: 207 Giải Phóng – Hai Bà Trưng – Hà Nội Tel: 04.6280280Fax: 04.8695992 Website: www.neu.edu.vn- ĐH Kinh tế - ĐH Quốc gia Hà Nội: Địa chỉ: 144 Xuân Thủy - Cầu Giấy - Hà Nội Tel: 04.7547506 Fax: 04.7546765 Email: news_COE@vnu.edu.vnWebsite: www.economics.vnu.edu.vn- ĐH Thương mại: Ðịa chỉ: Mai Dịch - Cầu Giấy - Hà Nội Điện thoại: 04.7643219 - 04.8370766 Fax: 04.7643228 E-mail: dhtm@vcu.edu.vnWebsite: www.vcu.edu.vn - ĐH Ngoại thương: + Trụ sở chính Hà Nội: Địa chỉ: 91 phố Chùa Láng - Đống Đa - Hà Nội Tel: 04.8343604 ; Fax: 04.8343605 Email: cfi@ftu.edu.vnWebsite: http://www.ftu.edu.vn+ Cơ sở 2 TP.HCM: Địa chỉ: 15 đường D5, P.25, Q.Bình Thạnh, TP.HCM Tel: 08.5127254 - 08.5127257 - 08.5127258 - 08.5124896; Fax: 08.5127255 Email: dhnt2@hcm.vnn.vnWebsite: www.ftu.edu.vn- ĐH Kinh tế Huế: Địa chỉ: 100 Phùng Hưng, P. Thuận Thành, TP. Huế Tel: 054.828493 - 054.833329. Website: www.hce.edu.vn/news.php- ĐH Kinh tế Đà Nẵng: Địa chỉ: 71 Ngũ Hành Sơn, TP. Đà nẵng Tel: 0511. 836169 Fax: 0511. 836255 Website: www.due.edu.vn- ĐH Kinh tế TP.HCM: Địa chỉ: 59C Nguyễn Ðình Chiểu, Q.3, TP.HCM Tel: 08. 8295299 Fax: 08. 8241186 Email: tchc@ueh.edu.vnWebsite: www.ueh.edu.vn- Khoa Kinh tế - ĐH Quốc gia TP. HCM: Địa chỉ: P. Linh Trung, Q. Thủ Đức, TP. HCM Tel: 08. 7220850 - 08. 8897081 - 08. 5109791 Fax: 08. 7220851 Website: www.ecovnuhcm.edu.vnNgoài những trường ĐH thuộc khối kinh tế kể trên bạn cũng có thể học ngành QTKD ở những trường ĐH khác có khoa QTKD. Ngoài ra, nếu có điều kiện và mong muốn đi du học các bạn có thể chọn những trường ĐH nước ngoài để đi du học để được đầu tư tốt hơn về tri thức. | |
| | | hung_mkt
Tổng số bài gửi : 348 Points : 600 Join date : 03/11/2009 Age : 35 Đến từ : Doi gio hu
| Tiêu đề: Re: các nghề khối kinh tế Wed Mar 24, 2010 3:22 pm | |
| Nghề Quản Trị nhân sự Thu hút và giữ chân những nhân viên có đủ tiêu chuẩn nhất và sắp xếp những công việc thích hợp nhất với họ là một điều hết sức quan trọng đối với bất kỳ một tổ chức nào. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp quá lớn không thể cho phép sự liên hệ gần gũi giữa cấp lãnh đạo cao nhất của công ty với nhân viên được. Và khi đó, nhân viên quản lý nhân sự sẽ có nhiệm vụ làm cầu nối cho vấn đề này. Quản lý nhân sự là gì? Nguồn lực con người đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của các doanh nghiệp hay tổ chức. Do đó việc khai thác tốt nguồn lực này để phục vụ phát triển doanh nghiệp và xã hội là một vấn đề quan trọng trong việc quản lý các tổ chức và doanh nghiệp. Việc quản lý nguồn lực đòi hỏi sự hiểu biết về con người ở nhiều khía cạnh, và quan niệm rằng con người là yếu tố trung tâm của sự phát triển. Các kỹ thuật quản lý nhân lực thường có mục đích tạo điều kiện để con người phát huy hết khả năng tiềm ẩn, giảm lãng phí nguồn lực, tăng hiệu quả của tổ chức. Quản lý nhân sự hay quản lý nguồn nhân lực là sự khai thác và sử dụng nguồn nhân lực của một tổ chức hay một công ty một cách hợp lý và hiệu quả. Quản lý nhân sự có thể áp dụng cho mọi lĩnh vực, không riêng gì trong sản xuất kinh doanh. Nhiều vị trí dành cho bạn trong lĩnh vực mới này Trong một tổ chức, công ty nhỏ thì trưởng bộ phận quản lý nhân sự có thể phải giải quyết tất cả mọi khía cạnh về công việc nhân sự. Nó đòi hỏi người phụ trách công việc này phải có một vốn kiến thức khá rộng. Trách nhiệm của trưởng phòng quản lý nhân sự khác nhau tùy thuộc vào yêu cầu của công ty. Trong một tập đoàn lớn thì ban quản lý nhân sự hàng đầu thông thường phát triển và quản lý các chương trình, chính sách về nguồn nhân lực của công ty. Những chính sách này thường được thực thi bởi giám đốc hoặc người quản lý nhân sự, trong một vài trường hợp là giám đốc của các ngành có liên quan. Giám đốc nhân sự có thể giám sát một vài bộ phận. Mỗi người giám sát mỗi bộ phận như vậy phải là người có kinh nghiệm quản lý và có chuyên môn về một lĩnh vực hoạt động của quản lý nhân sự, ví dụ như mảng việc làm, mảng bồi thường, lợi ích, đào tạo và phát triển, hay các mối quan hệ trong nhân viên. Nhân viên tuyển dụng thực hiện các công việc như tuyển nhân viên và sắp xếp công việc, phân chia việc làm cho nhân viên. Người tuyển dụng duy trì mối liên hệ trong cộng đồng từ các trường cao đẳng cho đến đại học để tìm ra những ứng cử viên triển vọng cho công việc. Họ có thể phải di chuyển rất nhiều. Nhân viên tuyển dụng phải sàng lọc, phỏng vấn, và đôi khi phải kiểm tra các ứng cử viên. Những nhân viên này cũng giải quyết những vấn đề liên quan đến sự công bằng về quyền lợi giữa các nhân viên hoặc cơ hội thăng tiến của nhân viên trong những tổ chức lớn. Họ kiểm tra và giải quyết những phàn nàn, kiểm tra và kết hợp các nguyên tắc để đưa ra sự can thiệp cần thiết, đồng thời họ cũng biên soạn và trình những bản báo cáo thống kê về vấn đề này. Tương tự như vậy, phỏng vấn viên là người giúp kết nối các yêu cầu của công ty với những người tìm việc đủ tiêu chuẩn. Nhân viên lương thưởng và phúc lợi quản lý hệ thống tiền lương, các khoản tiền liên quan đến thu nhập của người lao động. Họ lập kế hoạch chăm lo phúc lợi và đời sống nhân viên, quản lý hợp đồng lao động, hồ sơ nhân viên. họ thường quản lý hệ thống đánh giá hoạt động của công ty, thiết kế chế độ khen thưởng như tiền thưởng cho các kế hoạch hoạt động thành công, hoàn thành công việc xuất sắc, … Tất cả những công việc của họ đều nhằm đảm bảo tính công bằng về quyền lợi của người lao động trong công ty với nhau, ngữa công ty họ với công ty khác, và phù hợp với quy định lương thưởng và phúc lợi của Nhà nước. Nhân viên quản lý về lương bổng của nhân viên là những người quản lý các chương trình về lương bổng của nhân viên công ty, đặc biệt là về bảo hiểm sức khỏe và trợ cấp lương hưu. Chuyên gia phân tích công việc phân tích công việc, thực hiện chỉ đạo các chương trình cho các công ty và có thể chuyên về những lĩnh vực chuyên môn như phân loại vị trí công việc. Họ thu thập và kiểm tra những thông tin chi tiết về yêu cầu công việc để chuẩn bị cho bản miêu tả công việc. Bản miêu tả công việc sẽ giải thích về những nhiệm vụ, đào tạo và kỹ năng mà từng công việc yêu cầu. Mỗi khi công ty lớn đưa ra một công việc mới và xem xét lại những công việc đang có thì công ty sẽ phải nhờ đến kiến thức chuyên môn của các nhà phân tích công việc. Chuyên gia phân tích ngành nghề thường là ở các công ty lớn. Họ thường quan tâm đến các hệ thống phân loại ngành nghề và nghiên cứu những ảnh hưởng của ngành và các xu hướng ngành nghề đến mối quan hệ giữa nhân viên và công ty (việc ở lại hay ra đi của nhân viên trong công ty). Họ cũng có thể làm các việc liên lạc thuộc kỹ thuật giữa công ty của họ với các công ty khác, với chính phủ và liên đoàn lao động. Nhân viên quản lý dự án, hỗ trợ nhân viên, còn được gọi là quản lý phúc lợi nhân viên là những người chịu trách nhiệm về rất nhiều chương trình bao gồm từ an toàn nghề nghiệp, tiêu chuẩn và thực tiễn về sức khỏe, kiểm tra y tế và chữa bệnh, các hoạt động trợ giúp, an toàn máy móc, xuất bản, dịch vụ lương thực thực phẩm, và nghỉ ngơi giải trí. Ghi nhận những đề xuất của nhân viên, chăm sóc cho trẻ em và người già, các dịch vụ hướng dẫn… Nhân viên quản lý về đào tạo huấn luyện và phát triển: chỉ đạo và giám sát các chương trình đào tạo và phát triển cho nhân viên. Chuyên gia đào tạo huấn luyện nhân viên: đặt ra kế hoạch, tổ chức và chỉ đạo rất nhiều hoạt động đào tạo. Những người huấn luyện tư vấn cho các giám sát viên ở nơi làm việc về tăng hiệu quả làm việc và chỉ đạo các buổi giới thiệu định hướng, sắp xếp các đợt huấn luyện về công việc cho nhân viên mới. Họ cũng giúp nhân viên duy trì và nâng cao những kỹ năng trong công việc, chuẩn bị cho những công việc đòi hỏi nhiều kỹ năng hơn. Họ giúp cho các giám sát viên nâng cao kỹ năng giao tiếp giữa người và người để làm việc hiệu quả với nhân viên. Họ có thể thiết lập các kế hoạch đào tạo cá nhân để củng cố thêm những kỹ năng đã có của nhân viên hoặc dạy cho người mới… Trên đây là những vị trí phổ biến trong lĩnh vực quản lý nhân sự - 1 ngành nghề đang lên hiện nay và có nhu cầu tuyển dụng không thấp. Có rất nhiều vị trí tiềm năm phù hợp với khả năng, tố chất của từng bạn. Những điều kiện để thành công trong nghề quản lý nhân sự Khi đất nước bước vào giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế như ngày nay, quản lý nhân sự đang trở thành một trong những ngành hấp dẫn thu hút được nhiều nhân tài. Vậy những yếu tố nào là cần thiết để gia nhập lĩnh vực này? Chìa khoá dẫn đến thành công trong ngành quản lý nhân sự là khả năng đánh giá và sự suy xét thận trọng. Bạn phải là người đáng tin cậy vì bộ phận quản lý nhân sự là nơi nắm rõ thông tin về nhân viên hơn bất kì bộ phận nào khác. Ở đây, nguyên tắc bảo mật được đặt lên hàng đầu. Những thông tin mật như nhân viên nào sẽ được thăng chức hay bị sa thải, lương tháng hay bản đánh giá công việc của các nhân viên đều được giữ kín. Để làm việc được trong lĩnh vực quản lý nhân sự, bạn phải là người của mọi người - cư xử đúng mực và luôn biết lắng nghe. Hàng ngày bạn tiếp xúc với bao con người với từng ấy tính cách khác nhau, nếu không tỏ ra khôn khéo và quảng giao thì có lẽ quản lý nhân sự không phải là mảnh đất thăng hoa của bạn. Ngoài ra, thấm nhuần văn hoá công ty, thiết lập và duy trì tốt các mối quan hệ, sử dụng và điều phối nhân lực hiệu quả cũng là những yếu tố kết tinh cho con đường phát triển của các nhà quản lý nhân sự. Kĩ năng làm việc nhóm và làm việc độc lập cũng là những kĩ năng cần thiết cho nghề quản lý nhân sự. Không chỉ quan trọng trong lĩnh vực quản lý nhân sự nói riêng, các kĩ năng trên cũng là kim chỉ nam dẫn đến thành công trong nhiều ngành nghề khác. Cánh cửa quản lý nhân sự đang rộng mở chờ đón những tài năng không ngại khó và biết đón đầu thách thức. Học Quản lý nhân sự ở đâu? Hiện tại, ở Việt Nam vẫn chưa có trường Đại học, Cao đẳng nào đào tạo nghề quản lý nhân sự. Các bạn có thể theo học các ngành học có liên quan về nghiệp vụ quản lý ở các trường ĐH Kinh tế, KHXH&NV, Ngoại thương… Ngoài ra, các bạn có thể học Lớp Quản lý nguồn nhân lực - Trung tâm Giáo dục và Đào tạo TalentLink & StudyLink International Thời lượng: 15 buổi Thời gian: Hai - Tư -Sáu (18h00 - 21h00) Địa chỉ: 219 Bis Nguyễn Thi Minh Khai, Quận 1,Tp.HCM Điện thoại: 08. 39256731 Fax: 08.8233685 Email: cbpcourse@talentlink.com.vnWebsite: http://www.talentlink.com.vn | |
| | | hung_mkt
Tổng số bài gửi : 348 Points : 600 Join date : 03/11/2009 Age : 35 Đến từ : Doi gio hu
| Tiêu đề: Re: các nghề khối kinh tế Wed Mar 24, 2010 3:23 pm | |
| CEO _ quản trị doanh nghiệp Là đầu tàu cho sự phát triển của doanh nghiệp, các CEO đã và đang làm tốt vai trò của một nhà quản trị doanh nghiệp. Vị trí của ngành này đang là mục tiêu hướng đến của không ít bạn trẻ ngày nay và là 1 trong top 4 nghề “đỉnh” nhất Việt Nam. Tiềm năng của CEO ở Việt Nam Hiện nay, ở Việt Nam CEO đang phát triển rất mạnh và tạo ra một làn sóng cạnh tranh giữa các công ty, tập đoàn lớn về vấn đề này. Việc thu hút nguồn nhân lực có trình độ đang được đẩy mạnh trong đó tập trung rất nhiều vào vị trí của các CEO. Vậy CEO là gì? CEO là từ viết tắt của Chief Executive Officer có nghĩa là: nhà quản trị hay người lãnh đạo cao nhất trong một công ty hoặc một tổ chức, chịu trách nhiệm thực hiện các chính sách của hội đồng quản trị, đem lợi nhuận về cho tổ chức ấy. Đây mà vị trí mà hấu hết các doanh nghiệp đều khát khao tìm kiếm nhưng việc tuyển dụng không hề đơn giản chút nào, bởi vì một CEO giỏi chính là “linh hồn” của doanh nghiệp. Vai trò của các CEO rất lớn. Bạn sẽ là người có tính chất quyết định đối với một công ty. Vì vậy ứng cử viên cho vị trí này luôn được trọng dụng vì sự phát triển của doanh nghiệp. Là một CEO bạn có cơ hội để thể hiện khả năng của mình trước toàn doanh nghiệp và được đánh giá rất cao ở các dự án, các kế hoạch phát triển cho doanh nghiệp mình. Các CEO giỏi luôn được coi là “hạt nhân” của doanh nghiệp. Khi bạn phát triển tài năng của mình ở vị trí của một CEO thì bạn sẽ được đảm bảo trước hết một tương lai tốt đẹp cho sự nghiệp. Đó là một môi trường có sự cạnh tranh mạnh mẽ, bạn sẽ được làm chủ kiến thức và kỹ năng của mình. Về thu nhập cũng là một điều đáng phải kể đến. CEO sẽ đáp ứng được mức thu nhập tương xứng với năng lực làm việc của bạn. Ở vị trí này, bạn hoàn toàn có thể hài lòng với mức thu nhập, vì nó có thể là số tiền mà người lao động bình thường làm việc chăm chỉ cả đời cũng không có. Khả năng thăng tiến và cơ hội phát triển sự nghiệp cũng rất lạc quan. Bạn sẽ được tham gia ngày càng nhiều các khoá học, chương trình đào tạo, nâng cao kỹ năng, cập nhật thông tin… để hoàn thành tốt công việc của mình. Bạn có thể tự đặt câu hỏi: Vị trí này có dành cho mình hay không? Và mình có thể đạt được hay không? Những tố chất cần thiết cho một CEO tài năng - Bạn phải biết nhìn vào tương lai: Đây là yếu tố đầu tiên cần có của nhà quản lí. Nếu bạn có khả năng nhìn và dự đoán tương lai - tức là có tầm nhìn chiến lược, kết hợp với trực giác nhạy bén của mình, bạn sẽ nắm bắt được những biến động của nền kinh tế và có thểh đinh hướng đúng cho doanh nghiệp mà bạn điều hành phát triển đúng hướng. - Sự sáng tạo: Với tố chất này bạn sẽ xác định được tương lai của công ty mình. Bạn cần có những ý tưởng mới và nhạy bén trong công việc, giải quyết tốt các vấn đề của công ty. Bạn sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ của người quản lí. - Có khả năng giao tiếp và thấu hiểu tâm lý con người: Bạn không nên tiết kiệm lời khen đối với cộng sự của mình nếu như họ làm việc tốt. Bạn phải có tính tập thể thì mới có thể hòa đồng với mọi người. Một khi bạn “Đắc nhân tâm” rồi thì bạn có thể tạo nên 1 khối sức lớn giúp doanh nghiệp của bạn phát triển nhanh hơn. - Tinh thần trách nhiệm: Bạn sẽ được đánh giá rất cao nếu bạn là người có trách nhiệm. Hãy luôn dùng từ “chúng tôi” trong suy nghĩ và lời nói. Với sự tự tin này bạn khẳng định với mọi người chính bạn đang là người chịu trách nhiệm về sự hưng thịnh của công ty, tổ chức mình. Bạn cũng đang đặt quyền lợi của tổ chức trước quyền lợi và cơ hội của bản thân. - Là một CEO giỏi bạn cũng nên không ngừng học hỏi và tiếp thu kiến thức từ môi trường bên ngoài. Bạn hãy tạo cho mình niềm đam mê với công việc và sự cầu tiến trong sự nghiệp. Chịu khó thu thập vốn sống, kỹ năng sống và những điều liên quan tới công việc điều hành của mình. Đó cũng là một cách để bạn hoàn thiện mình hơn. - Với sự giao lưu, hợp tác kinh tế như hiện nay, ngoại ngữ là một yếu tố không thể thiếu với một CEO như bạn. Hãy trang bị cho mình những kiến thức ngoại ngữ thật tốt để bạn có thể giải quyết tất cả các công việc mà không bị cản trở gì. Ngoại ngữ cũng được coi là chìa khoá của sự thành công. - Bạn phải là một người có sức khoẻ: Khi bạn có sức khoẻ thì bạn mới có thể làm việc hiệu quả, thích nghi được với nhịp độ làm việc của công ty mình. Bạn cần biết cân bằng công việc của mình, tránh để đầu óc căng thẳng, ảnh hưởng tới công việc của một nhà quản lí. - Đạo đức cũng là một tố chất của một CEO giỏi. Chữ “Tâm” trong kinh doanh luôn được các CEO chú ý, bởi vì đó là thang đo đạo đức của người lãnh đạo trong kinh doanh và tạo ra động lực để bạn làm việc hiệu quả. Môi trường kinh doanh với sự cạnh tranh mạnh mẽ đòi hỏi bạn phải giữ cho mình một chỗ đứng thăng bằng, không bị các yếu tố khác của môi trường kinh doanh tác động. Hãy luôn chứng minh mình là một CEO tài năng và trung thực. Ngoài các yếu tố trên, muốn trở thành một CEO tài năng thì ngay từ bây giờ hãy xây dựng cho mình một kế hoạch làm việc hợp lý, khoa học, nó sẽ có lợi cho bạn khi trở thành một nhà quản trị doanh nghiệp. Bạn cũng nên tích lũy cho mình những “vốn xã hội” như các mối quan hệ tích cực, kinh nghiệm đi làm, những hoạt động xã hội đã từng trải qua…Sự học trên ghế nhà trường có hạn mà kiến thức thì vô bờ. Bạn cần phải học tập nhiều nữa thì mới có thể đảm đương vai trò quan trọng này. Học nghề này ở đâu? Bạn muốn thử sức mình với vị trí CEO? Ngay từ bây giờ hãy tìm kiếm cho mình những khoá học phù hợp với bản thân cũng như đáp ứng được nhu cầu của các nhà tuyển dụng. Hiện nay, chưa có trường nào đào tạo bài bản, chính quy về CEO cả. Bạn muốn trở thành CEO, trước tiên bạn hãy học các chuyên ngành trong trường đại học như tài chính, ngân hàng, quản trị kinh doanh, ngoại thương..., sau đó đi làm tích lũy kinh nghiệm. Lúc này bạn có thể tham gia các khóa đào tạo nghiệp vụ quản lý như trên Hiếu Học đã đưa thông tin. Có thể làm 1 CEO hay không phần nhiều là ở khả năng, kinh nghiệm thực tế của bạn chứ không phải ở việc bạn học ở đâu ra và bằng cấp gì. Bill Gates là một ví dụ thực tế, ông không học một khoá học bài bản nào nhưng ông vẫn làm một CEO giỏi đó thôi. | |
| | | hung_mkt
Tổng số bài gửi : 348 Points : 600 Join date : 03/11/2009 Age : 35 Đến từ : Doi gio hu
| Tiêu đề: Re: các nghề khối kinh tế Wed Mar 24, 2010 3:23 pm | |
| CFO – GIÁM ĐỐC TÀI CHÍNH Hoạt động tài chính là một vấn đề vô cùng quan trọng của mỗi doanh nghiệp. Hơn bao giờ hết, CFO - Giám đốc tài chính - luôn khẳng định được vị thế và tầm quan trọng của mình. Những cơ hội của CFO ở Việt Nam Khi các doanh nghiệp quan tâm nhiều hơn với việc sử dụng và khai thác hiệu quả các nguồn tiền tích lũy từ lợi nhuận kinh doanh và huy động từ bên ngoài, vai trò của CFO càng trở nên quan trọng, đồng nghĩa với vị thế và quyền lợi nhiều hơn. Nghề CFO, bởi vậy, cũng hấp dẫn hơn. Hiện nay, ở nước ta nhu cầu về vị trí CFO là rất lớn. Kinh tế phát triển, xu hướng hội nhập được đẩy mạnh nên các doanh nghiệp đều muốn tìm kiếm cho mình một CFO thật giỏi và giàu kinh nghiệm làm việc. Việc chạy đua tìm kiếm nguồn nhân lực chất lượng cao của các doanh nghiệp đang diễn ra mạnh mẽ đã tạo thêm rất nhiều cơ hội để các bạn trẻ tự khẳng định mình với công việc và với các doanh nghiệp. Nếu bạn là một người có kiến thức và kỹ năng thì chắc chắn cơ hội để có một vị trí tốt không phải là quá khó. Bạn trở thành một giám đốc tài chính, với năng lực làm việc của mình, bạn chăm lo cho tất cả các hoạt động tài chính của công ty. Vì vậy, mức lương mà bạn nhận được chắc chắn sẽ là mơ ước của nhiều người. Bạn hoàn toàn có thể hài lòng và yên tâm với cuộc sống đầy đủ và sung túc. Cơ hội làm việc do mình tạo ra, nhưng với vị trí này, bạn sẽ có nhiều hơn những cơ hội để làm việc, để chứng minh bản thân cũng như để vượt qua những thử thách. Bạn sẽ được cọ xát ngày càng nhiều trong môi trường kinh doanh mang tính cạnh tranh cao của nền kinh tế đang phát triển mạnh. Do đó, bạn sẽ tiếp thu về cho bản thân mình không chỉ là kiến thức, kỹ năng làm việc - quản lý mà còn rất nhiều thông tin mới liên quan đến lĩnh vực mà bạn đang đảm trách. Với vai trò của một CFO, bạn không chỉ nhận được sự tán dương của cấp trên cũng như của đồng nghiệp thì bạn cũng có thể nỗ lực để tìm kiếm một vị trí cao hơn trong nghề quản lý đó là CEO. Đây cũng là một nghề đang toả sức nóng mạnh mẽ bởi tầm quan trọng và độ “hot” của nó. CFO là gì? CFO là từ viết tắt của Chief Financial Officer - Giám đốc tài chính - là một công việc thuộc lĩnh vực quản lý mà cụ thể là quản lý tài chính. Các CFO được mệnh danh là cánh tay phải của lãnh đạo doanh nghiệp, là “bác sỹ”, chuyên chẩn đoán “sức khỏe” công ty rồi kê “đơn thuốc” với những dự báo tài chính ngắn hạn, dài hạn.. Công việc của một CFO có thể gói gọn lại trong việc chịu trách nhiệm đưa ra ba quyết định chủ yếu: quyết định về chính sách đầu tư, quyết định về chính sách tài trợ và quyết định về chính sách phân phối. Cụ thể, các CFO phải chịu trách nhiệm chính trong việc tổ chức thực hiện quản trị tài chính trong doanh nghiệp, bao gồm các nội dung như nghiên cứu, phân tích và xử lý các các vấn đề thuộc lĩnh vực tài chính trong doanh nghiệp. Họ cũng là người xây dựng các kế hoạch về tài chính, khai thác, sử dụng các nguồn vốn sao cho có hiệu quả đồng thời đưa ra các dự báo hay nguy cơ đối với doanh nghiệp của mình. Và họ cũng đồng thời kiểm soát việc sử dụng tài sản trong công ty, tránh xảy ra thất thoát, lãng phí và không đúng mục đích. Có khá nhiều người lầm tưởng công việc của một CFO và một kế toán trưởng là giống nhau nhưng thực tế vai trò của CFO hoàn toàn khác với kế toán trưởng. Có rất nhiều nhiệm vụ của CFO mà kế toán trưởng không thể thực hiện được. Các kế toán trưởng thường chỉ lo về việc lo hạch toán, báo cáo, phân bổ ngân sách cho sản xuất - kinh doanh... Trong khi đó các giám đốc tài chính lại dựa trên các báo cáo của kế toán để đưa ra các phương án sản xuất - kinh doanh tối ưu, phân tích tình hình thị trường để quyết định mức đầu tư hợp lý. Và chính sự tương hỗ lẫn nhau của cả hai trong công việc này sẽ giúp bộ máy tài chính doanh nghiệp hoạt động hiệu quả và trơn tru hơn. Những kỹ năng cần thiết cho một CFO chuyên nghiệp - Nắm vững nghiệp vụ kế toán và tài chính. CFO không làm công tác ghi chép sổ sách, chứng từ thu chi, giao dịch... của công ty nhưng phải hiểu rõ kế toán để có thể điều phối các dòng tiền và nghiệp vụ kinh doanh liên quan đúng pháp luật và hợp lý. Thành thục các kỹ năng tính toán, phân tích tài chính, sẽ giúp các CFO đánh giá định lượng nhanh và chính xác các thông số tài chính doanh nghiệp. - Ngoài những kiến thức chuyên sâu về quản trị tài chính, kế toán, bạn cần có những hiểu biết rộng về các lĩnh vực khác, chẳng hạn như tài chính quốc tế, tín dụng, ngân hàng...Bạn cần phải là một nhà hoạch định chiến lược kinh doanh và bắt đầu suy nghĩ như là thành viên của hội đồng quản trị. Không những thế, bạn còn phải làm quen với các thuật ngữ chuyên môn cũng như quan tâm tới các mặt hoạt động của doanh nghiệp. - Một CFO giỏi còn phải có khả năng nhận định rủi ro và chế ngự rủi ro đó. Vì thế hãy tự tạo cho mình một khả năng quan sát tốt và phân tích nhạy bén để đánh giá đúng tình hình doanh nghiệp, dự báo điều gì sắp xảy và có quyết định hành động hợp lý. - Khả năng dự đoán thôi vẫn chưa đủ, bạn cần phải có kỹ năng ứng biến trước những biến động của tình hình nữa. Đây là một kỹ năng không hề đơn giản. Kỹ năng này yêu cần bạn phải biết điều gì là quan trọng, mục tiêu nào cần hướng tới và đạt được. Quản lý về tài chính là một vấn đề rất phức tạp và “nhạy cảm”. Vì vậy, bạn phải thích ứng được với tất cả các tình huống có thể xảy ra và cố gắng giải quyết nó hợp lý. Việc đối mặt với những rắc rối không có trong kế hoạch sẽ tạo cho bạn tư duy logic sắc bén trong quá trình giải quyết công việc của doanh nghiệp mình. - Công việc của CFO phải giao tiếp với rất nhiều bộ phận bên trong và đối tác bên ngoài doanh nghiệp, lại thường đề cập vấn đề rất "nhạy cảm" là quyền lợi kinh tế và ngân sách, do vậy, truyền thông và giao tiếp tốt có vai trò quan trọng, có thể nói là bậc nhất, với người giữ vị trí CFO. - Trung thành với doanh nghiệp và được Ban Giám đốc, Hội đồng Quản trị tin tưởng. CFO giữ nhịp cho các dòng tiền tệ lưu thông trong cơ thể doanh nghiệp, điều phối các nguồn tiền ra - vào doanh nghiệp, dàn xếp các hoạt động đầu tư và nhận đầu tư, thiết kế các thương vụ tài chính. Nói chung là toàn chuyện trọng đại. Thế nên, trung thành và được tin tưởng là đương nhiên cần thiết. Chính vì những điều kiện khắc nghiệt ở trên nên sẽ khiến cho nhiều bạn chùn chân trên con đường trở thành 1 CFO giỏi. Đây thật sự là "sân chơi dành cho những người bản lĩnh". Vì thế, nếu bạn biết quyết tâm và nỗ lực để thành công trên con đường mình đã chọn thì bạn thật sự đã chứng mình được rằng mình là một người đầy bản lĩnh rồi đấy. Học CFO ở đâu? Với niềm đam mê công việc quản lý, bằng những gì mà bạn đã có, đã học và sẽ học hãy tự tin với vị trí này. Hiện nay, cũng chưa có trường ĐH, CĐ nào đào tạo chính thức. Vì vậy, bạn có thể tìm hiểu thêm tại các trường thuộc khối kinh tế, ngân hàng với các chuyên ngành về QTKD, tài chính, ngân hàng … Ngoài ra Internet cũng là một địa chỉ thú vị để bạn tìm hiểu. Các kiến thức, khóa học về CFO sẽ được tìm thấy dễ dàng ở internet. Bạn có thể tham khảo thêm các khóa học về CFO ở Hiếu Học tại đây. | |
| | | hung_mkt
Tổng số bài gửi : 348 Points : 600 Join date : 03/11/2009 Age : 35 Đến từ : Doi gio hu
| Tiêu đề: Re: các nghề khối kinh tế Wed Mar 24, 2010 3:29 pm | |
| Thư ký Nếu bạn đã là chủ một doanh nghiệp nhỏ hay một công ty mang tính đa quốc gia, thì việc tìm kiếm cho mình một thư ký riêng là hoàn toàn đúng đắn. Thư ký là người có thể sát cánh cùng bạn trong quá trình làm việc và đó chính là nhân lực quan trọng không thể thiếu giúp bạn gặp gỡ đối tác cũng như theo dõi tình hình của công ty. Thư ký là ai? Thư ký là bộ mặt thứ hai của công ty sau giám đốc. Đó là cánh tay phải đắc lực cho giám đốc nói riêng và công ty nói chung. Thư ký còn là người truyền đạt các mệnh lệnh quyết định của giám đốc, hay các nhiệm vụ đã được giao tới toàn thể công ty hoặc những người có liên quan. Công việc của thư ký Công việc chi tiết của Thư ký có thể bao gồm: - Nhận điện thoại, sắp xếp lịch hẹn, tiếp khách. - Thực hiện các công tác hành chánh hậu cần như đăng ký vé máy bay, khách sạn. - Xin thị thực, soạn thảo văn bản, hợp đồng, dịch thuật. - Quản lý lưu trữ hồ sơ. - Chuẩn bị tài liệu và thông tin theo yêu cầu của lãnh đạo. - Tham dự và viết biên bản cho các cuộc hợp…. Kỹ năng của thư ký - Đánh máy đạt tốc độ 60 – 70 chữ/phút. Tiếng Anh đạt 50 từ/phút. - Tốc ký đạt tốc độ 100 – 120 chữ/phút. Tiếng Anh đạt 80 từ/phút. - Tin học văn phòng: Xử lý văn bản, xử lý dữ liệu. - Biết và sử dụng ngoại ngữ. - Sử dụng thành thạo điện thoại, Fax, Internet. - Kỹ năng lập hồ sơ và tra cứu nhanh. - Soạn thảo văn bản các loại đạt chất lượng và viết bản in từ máy tính đúng chuẩn, hấp dẫn, đẹp. Những yếu tố để trở thành thư ký Ngoại hình tương đối Bạn đừng nghĩ ngoại hình tương đối hay ngoại hình khá là phải có gương mặt đẹp, cao như người mẫu và dáng phải chuẩn. Chỉ cần bạn ăn mặc lịch thiệp, gọn gàng, nói năng lưu loát và sử dụng vốn kiến thức của mình để làm cho công việc trôi chảy thì bạn đã tạo ấn tượng ban đầu với sếp. Ngoại ngữ Để trở thành thư ký, bạn phải biết ít nhất hai thứ tiếng nước ngoài. Các tiếng nước ngoài đó phải thông dụng và được dùng rộng rãi để có thể giao tiếp bất cứ nơi đâu. Ngoài ra, thư ký cũng cần dịch thuật một số văn bản cho công ty, nếu đó là công ty nước ngoài. Bạn nên trau dồi kỹ năng dịch thuật cho trôi chảy và soạn thảo một số văn bản hợp đồng khi được sếp giao. Vi tính Thư ký cần phải am hiểu về Vi tính văn phòng, các phần mềm của văn phòng, hay chí ít bạn cũng nên thành thạo Word và Excel để làm bản hợp đồng, thu chi, thư mời hay báo cáo… Có thể bạn sẽ chưa xác định được kỹ năng này, nhưng khi vào hành nghề, bạn sẽ thấy thật sự cần thiết. Mọi sự lung túng, chậm chạp sẽ khiến cho Giám đốc và công sự đánh giá thấp khả năng của bạn. Nhạy bén Khả năng nhạy bén luôn được các nhà Giám Đốc đề cao khi làm việc chung với họ. Một Thư ký khéo léo có thể xử lý tất cả các tình huống càng ghi điểm trong mắt Giám đốc và có cơ hội thăng tiến lên những chức vụ khác hơn. Am hiểu Kiến thức là mảng nền tảng luôn quan trọng đối với thư ký. Một thư ký tài ba có thể trả lời những câu hỏi cắc cớ của Giám đốc và làm hài lòng họ. Nếu bạn đã có những lỗ hỏng kiến thức khi còn ngồi trên ghế nhà trường thì hãy cố gắng lấp đầy lỗ hỏng ấy. Bởi lẽ, sự am hiểu luôn làm cho sếp của bạn an tâm khi gặp gỡ đối tác. Trí nhớ Sếp của bạn phải lo mọi hoạt động trong công ty, vì thế đừng bắt sếp phải nhớ thêm một số thông tin không cần thiết. Bạn cần phải có trí nhớ tốt, chu đáo, cẩn thận để nhắc nhở sếp khi hẹn gặp khách hàng, các buổi họp, hội thảo, ký hợp đồng… Độc lập Không có nghĩa là bạn tách rời mọi đồng nghiệp, bạn nên tập cho mình tính độc lập để có thể tự mình giải quyết mọi vấn đề cần thiết. Không những thế, khi sếp đi vắng, bạn sẽ biết ứng xử những rắc rối như dời cuộc hẹn, khất nợ, thỏa thuận trong một hợp đồng mới… Diễn thuyết Thư ký luôn phải diễn thuyết tốt. Đứng trước khách hàng, cần phải nói năng suôn sẻ, câu từ ngắn gọn, không được dài dòng, mập mờ. Chính khả năng diễn thuyết ấy, bạn sẽ tìm được nhiều đối tác hơn cho công ty và làm sếp hài lòng. Có chính kiến Bất kỳ một người sếp nào cũng không thích Thư ký của mình “vâng vâng, dạ dạ” sau mỗi câu nói. Điều đó chứng tỏ bạn hoàn toàn không có chính kiến. Bạn là người phải đưa ra được ý kiến, giúp sếp giải quyết những khó khăn và gỡ rối cho công ty. Khi có chính kiến, ý tưởng của bạn sẽ phát huy. Học thư ký ở đâu? Hiện nay, ĐH Hoa Sen và ĐH Kinh Tế TP.HCM đào tạo một số nghiệp vụ thư ký. Bạn có thể xem qua và tham khảo chi tiết nếu thấy Thư ký thích hợp với mình. ĐH Hoa Sen: 8 - Nguyễn Văn Tráng, Q.1, TP. HCM; Tel: 08.8301 877 – 08.8324 602; Fax: 08.8301 878; Website: hoasen.edu.vn ĐH Kinh Tế - 59C - Nguyễn Ðình Chiểu, Q.3, TP.HCM; Tel:08.8.295.299; Fax: 08.8241186; Email: tchc@ueh.edu.vn; Website: ueh.edu.vn | |
| | | hung_mkt
Tổng số bài gửi : 348 Points : 600 Join date : 03/11/2009 Age : 35 Đến từ : Doi gio hu
| Tiêu đề: Re: các nghề khối kinh tế Wed Mar 24, 2010 3:30 pm | |
| hix.mỏi tay quả...ngủ cái đã mai post tiếp...chúc các bạn lựa chọn cho mình một nghề chính xác.. | |
| | | Sponsored content
| Tiêu đề: Re: các nghề khối kinh tế | |
| |
| | | | các nghề khối kinh tế | |
|
Trang 1 trong tổng số 1 trang | |
Similar topics | |
|
| Permissions in this forum: | Bạn không có quyền trả lời bài viết
| |
| |
| Thống Kê | Hiện có 7 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 7 Khách viếng thăm
Không
Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 164 người, vào ngày Tue Nov 05, 2024 8:27 am
|
Đồng Hương Sầm Sơn |
|
A1forever |
|
SẦM SƠN.VN |
|
Teens2.no1.vn |
|
|
|