HsvSamSon - Sinh viên Sầm Sơn - Kết Nối Cộng Đồng
|
Bài gửi | Người gửi | Thời gian |
---|
. .Báo cáo thực tập tốt nghiệp | | Mon Apr 23, 2012 10:28 am
| . .Thông báo họp đồng hương sầm sơn 2012 tại Hà Nội | | Fri Feb 10, 2012 8:05 am
| . .Khai giảng lớp luyện thi N2 và N3 tại Trung tâm Nhật Ngữ Top Globis | | Fri Feb 10, 2012 2:31 am
| . .Vietpon! Mua sản phẩm chất lượng, giá tốt. | | Mon Nov 28, 2011 8:14 am
| . .Học tiếng Nhật - Top Globis | | Mon Nov 28, 2011 7:44 am
| . .Này thì báo danh | | Sun Nov 20, 2011 12:43 pm
| . .RA mat moi nguoi ( em la ma moi) | | Sun Nov 20, 2011 12:42 pm
| . .ThắC máC ... CỦa tân Sinh viên | | Sun Oct 30, 2011 12:42 pm
| . .Tràn lan "thơ, nhạc" độc hại về Lê Văn Luyện | | Sat Oct 22, 2011 4:06 am
| . .Lê Văn Luyện ... nỔi buỒn cỦa Xã hỘi .. :( | | Sat Oct 22, 2011 4:01 am
| . .Công an thị xã Sầm Sơn: Xoá điểm bán lẻ ma tuý phức tạp, bắt quả tang đối tượng tàng trữ trái phép chất ma tuý | | Thu Oct 20, 2011 5:01 am
| . .Bãi biển Sầm Sơn và các di tích, danh thắng trên núi Trường Lệ ! | | Thu Oct 20, 2011 4:59 am
|
|
| hot..hot...các nghề khối ngành CNTT | |
| | Tác giả | Thông điệp |
---|
hung_mkt
Tổng số bài gửi : 348 Points : 600 Join date : 03/11/2009 Age : 35 Đến từ : Doi gio hu
| Tiêu đề: hot..hot...các nghề khối ngành CNTT Wed Mar 24, 2010 2:56 pm | |
| Các nghề trong lĩnh vực Công nghệ Thông tin Ngày nay, chiếc máy tính đã quá quen thuộc với cuộc sống của nhiều người và có rất nhiều ứng dụng không chỉ trong cuộc sống, mà cả khoa học, sản xuất. Chính vì vậy mà Công nghệ Thông tin rất phát triển và đem lại thu nhập cao cho người lao dộng. Sau đây là những nghề rất được quan tâm trong lĩnh vực nóng bỏng này: 1. Lập trình viên Là những người “viết” lên các chương trình, phần mềm ứng dụng cho việc điều khiển các hệ thống máy móc cơ khí, xử lí các dữ liệu… như hệ thống điều khiển máy hàn, máy tiện, điều khiển camera, các phần mềm xử lý văn bản, hình ảnh, âm thanh… Làm thế nào bạn có thể nhận được cộng việc này? Các nhà tuyển dụng luôn yêu cầu ít nhất một bằng cử nhân về lĩnh vực khoa học máy tính hoặc những chứng chỉ của các tổ chức đào tạo uy tín – thường là của quốc tế và 2 đến 3 năm kinh nghiệm. Bạn cần có những kĩ năng về các kĩ thuật Activex X, C#, Visual Basic, .Net hay Java… Thêm vào đó, bạn cũng cần phải có khả năng giải quyết và phân tích vấn đề, khả năng giao tiếp, làm việc theo nhóm cũng như làm việc độc lập. 2. Phát triển web Với công việc này, bạn cần tập hợp các yêu cầu kinh doanh, phát triển các chi tiết kĩ thuật cho các phần mền ứng dụng cho web và giúp đỡ các chuyên gia quản lý trang web về kĩ thuật. Để làm công việc này, các ứng viên cần nắm rõ Internet, các chương trình ứng dụng cho web cũng như chiến lược kinh doanh thương mại điện tử. Yêu cầu ít nhất bằng cử nhân về khoa học máy tính và một vài năm kinh nghiệm. Các kĩ năng về .Net, C#, Java cũng sẽ được đề cao. 3. Thiết kế web Website ngày nay không chỉ để đăng tải các thông tin mà còn là bộ mặt của doanh nghiệp, là thị trường trao đổi, buôn bán với các khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp. Vì vậy, nó cũng rất cần một bộ mặt bảnh bao. Lúc này chính là các chuyên viên thiết kế web vào cuộc. Công việc của họ là thiết kế website sao cho thân thiện, dễ dàng sử dụng, nhìn bắt mắt với các nút bấm, các banner, màu sắc các liên kết, độ đậm, nhạt của kiểu chữ… Các chuyên viên thiết kế web cần phải được đào tạo qua chương trình thiết kế, có năng khiếu mỹ thuật, có khả năng sử dụng thành thạo các phần mềm đồ họa như Photoshop, Corel Draw, Flash, Dreamwave,… và có thêm kiếm thức về lập trình web. 4. Tester Là những người chuyên thử nghiệm, kiểm tra để tìm ra lỗi của các ứng dụng, phần mềm do các lập trình viên “viết” ra. Đây là một vị trí rất quan trọng trong một dự án viết ứng dụng, phần mềm bởi lẽ họ sẽ hoàn thiện các ứng dụng đó. Công việc khá nhẹ nhàng hơn các việc khác nên thu hút nhiều nữ giới làm. Để làm được công việc này, bạn cũng cần phải được đào tạo bài bản trong các trường đại học và nắm chắc các kỹ thuật như một hlập trình viên. 5. Xây dựng và Quản lý dữ liệu (Database Developer) Nhiệm vụ của bạn là gì? Thiết kế các chương trình ứng dụng ví dụ giao diện sử dụng, giao dịch giữa khách/chủ trong toàn mạng và các bộ phần cấu thành hệ thống. Bạn cần cung cấp thông số kĩ thuật cho đội phát triển phần mềm, thiết kế, kiểm tra việc mã hoá. Các ứng cử viên cho công việc này cần kiến thức về kĩ thuật, lên kế hoạch, điều phối và khả năng giao tiếp. Bằng cử nhân về khoa học máy tính hoặc hệ thống thông tin và tối thiểu 8 năm kinh nghiệm. Những kiến thức về DB2, các sản phẩm dữ liệu Orracle, XML, C+++ sẽ gây ấn tượng đến các nhà tuyển dụng. 6. Quản lý dự án (Project Manager) Nhiệm vụ của bạn là quản lý toàn bộ việc điều phối các dự án phát triển phần mền ứng dựng công nghệ thông tin, từ khi lên kế hoạch đến quá trình thực hiện. Công việc cũng đòi hỏi lập mục tiêu dự án, các vấn đề được ưu tiên, ngân sách, thời hạn hoàn thành, lên kế hoạch cũng như đàm phán với những người giữ tiền đặt cọc dự án. Yêu cầu tối thiểu bạn cần phải có là bằng cử nhân về lĩnh vực công nghệ thông tin, bằng quản lý kinh doanh, kiến thức cơ bản về các chương trình ứng dụng. Bên cạnh đó, bạn cũng cần phải có kinh nghiệm trong việc quản lý dự án, sự giao tiếp đối với các thành viên trong đội nhóm… 7. Quản trị mạng Công việc của các chuyên viên quản trị và an ninh mạng là thiết kế, vận hành và theo dõi sát xao các hệ thống mạng an toàn và bảo mật, nắm được các kỹ thuật xâm nhập và các biện pháp phòng, chống tấn công của các hacker (tin tặc) hiệu quả. Họ thiết kế và duy trì hệ thống tường lửa hay nhận dạng và sửa chữa các lỗ hổng trên hệ thống mạng của đơn vị, triển khai và giám sát hệ thống phát hiện tấn công... Nói thì ngắn ngắn gọn là vậy nhưng để có thể là được những công việc đó không phải là ai cũng có thể là được. Một chuyên viên an ninh giỏi nghề thường lên kế hoạch bất ngờ tạo độ an toàn vững chắc nhằm ngăn chặn, phát hiện sự xâm nhập trái phép. Điều này đòi hỏi tư duy nhanh nhạy và sáng tạo rất cao. 8. Game Developer (GD) - Phát triển game GD không chỉ là vẽ đồ họa 2D, 3D mà còn làm quản lý dự án, phát triển ý tưởng, thiết kế kịch bản trò chơi, màn chơi, lập trình và người chuyên chơi để tìm lỗi của game. Theo trình tự của công việc để lập trình nên một game, trước tiên cần có những ý tưởng về những game mới. Bởi vậy, đây là một công việc rất giàu tính sáng tạo chứ không hề khô cứng như nhiều người lầm tưởng về những nghề liên quan đến máy móc. Sau khi có ý tưởng mới, các GD chuyển qua viết kịch bản cho trò chơi. Đối với những GD chuyên thiết kế hình ảnh thì tư duy mỹ thuật là một điều rất quan trọng bởi lẽ hình ảnh của game đẹp hay xấu là phụ thuộc vào những chuyên viên thiết kế này. Ngoài ra, tư duy logic rất cần thiết cho những GD chuyên lập trình. 9. Khoa học máy tính Ngành khoa học máy tính đào tạo kỹ sư ngành khoa học máy tính nắm vững kiến thức cơ bản và chuyên môn sâu về khoa học máy tính, trong đó chú ý đến các lĩnh vực tiên tiến về CNTT như: các hệ thống điều khiển thông minh, các hệ thống đa truyền thông, các hệ thống khai thác xử lý tri thức, xử lý ngôn ngữ tự nhiên…Sinh viên tốt nghiệp có thể tham gia giảng dạy CNTT trong các trường ĐH, tham gia nghiên cứu trong các phòng lab R&D, tư vấn về CNTT cho các đơn vị, doanh nghiệp cũng như tham gia viết các sản phẩm phần mềm. Cử nhân khoa học máy tính làm việc ở các chức danh: cán bộ nghiên cứu và ứng dụng CNTT ở các viện, trung tâm nghiên cứu và các trường ĐH, CĐ; giảng viên CNTT ở các trường ĐH, CĐ, TCCN và dạy nghề; cán bộ quản lý dự án CNTT ở các cơ quan, ngành, tổng cục, công ty; tiếp tục được đào tạo sau ĐH để nhận các trình độ thạc sĩ và tiến sĩ, trở thành các chuyên gia trong lĩnh vực CNTT. 10. Kỹ thuật máy tính Ngành này đào tạo ra kỹ sư ngành kỹ thuật máy tính nắm vững các nguyên lý cơ bản và thực tiễn trong lĩnh vực kỹ thuật máy tính, đặc biệt là lĩnh vực thiết kế vi mạch. Sau khi hoàn thành chương trình, kỹ sư ngành này có khả năng nghiên cứu và thiết kế các bộ phận chức năng của máy tính, tham gia làm việc trong các dự án sản xuất các thiết bị máy tính cho các tập đoàn lớn trên thế giới đã đầu tư vào Việt Nam như: Intel, IBM, Samsung, Nidec… 11. SEO SEO là viết tắt tiếng Anh của thuật ngữ Search Engine Optimization (Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm), là một quá trình làm nội dung trang web dễ dàng được các công cụ tìm kiếm tìm thấy, và hiển thị. Công việc tối ưu hoá website có thể hiểu cách khác là một tập hợp các phương pháp nhằm nâng cao thứ hạng của một website trong các trang kết quả của các công cụ tìm kiếm và có thể được coi là một tiểu lĩnh vực của tiếp thị qua công cụ tìm kiếm. Mỗi người lập trình nên trang bị cho mình những kiến thức về SEO và ngược lại những người làm SEO chắc chắn sẽ phải có những kiến thức về lập trình, thiết kế, quản trị. | |
| | | hung_mkt
Tổng số bài gửi : 348 Points : 600 Join date : 03/11/2009 Age : 35 Đến từ : Doi gio hu
| Tiêu đề: Re: hot..hot...các nghề khối ngành CNTT Wed Mar 24, 2010 2:57 pm | |
| Chuyên viên quản trị và an ninh mạng Trong thời đại “phẳng” như ngày nay, vai trò của Công nghệ Thông tin (CNTT) và Internet ngày càng vô cùng quan trọng. Điều này kéo theo phần lớn các ngành kinh tế phụ thuộc vào cái máy vi tính. Chính vì vậy, nhiều ý đồ phá hoại đã nhắm vào hệ thống này. Vậy nên, chúng ta luôn phải cần đến những chuyên viên quản trị và an ninh mạng. Công việc của một chuyên viên quản trị và an ninh mạng Công việc của các chuyên viên quản trị và an ninh mạng là thiết kế, vận hành và theo dõi sát xao các hệ thống mạng an toàn và bảo mật, nắm được các kỹ thuật xâm nhập và các biện pháp phòng, chống tấn công của các hacker (tin tặc) hiệu quả. Họ thiết kế và duy trì hệ thống tường lửa hay nhận dạng và sửa chữa các lỗ hổng trên hệ thống mạng của đơn vị, triển khai và giám sát hệ thống phát hiện tấn công... Nói thì ngắn ngắn gọn là vậy nhưng để có thể là được những công việc đó không phải là ai cũng có thể là được. Một chuyên viên an ninh giỏi nghề thường lên kế hoạch bất ngờ tạo độ an toàn vững chắc nhằm ngăn chặn, phát hiện sự xâm nhập trái phép. Điều này đòi hỏi tư duy nhanh nhạy và sáng tạo rất cao. Ngược lại, nếu gặp sự cố thì cho dù có khó khăn mấy họ cũng không chịu "bó tay". Lúc ấy, người làm công tác an ninh mạng "sống với mạng hàng tuần liền là chuyện bình thường". Thu nhập không bao giờ bèo! Nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh, giao dịch qua internet đang rất cần nhân sự cho vị trí chuyên viên quản trị và an ninh mạng. Một chuyên viên làm việc sau 5 năm trong nghề cho biết "Kiến thức đang có không đủ, không mới và càng không thể ngang sức với các hacker mỗi lúc một tinh quái". Tất nhiên, với công việc đầy áp lực, đòi hỏi sự nỗ lực không ngừng thì thu nhập mà các nhân viên quản trị và an ninh mạng nhận được cũng tương xứng. Thường những người làm cho công ty nước ngoài mỗi tháng nhận đến một nghìn USD trong tài khoản. Nhân viên nơi khác ít nhất cũng được vài triệu bỏ túi. Hiện nay, nhu cầu tuyển dụng nhân sự cho vị trí IT chuyên về quản trị mạng của các công ty khá lớn. Đồng thời, mức lương mà các nhân viên thuộc lĩnh vực này nhận được tương đối cao. Trong thời gian thử việc thu nhập từ 200 - 250 USD/tháng. Nhân viên chính thức thường nhận từ 250 - 400 USD/tháng, 300 - 600 USD/tháng, hay 500 - 700 USD/tháng tùy công ty. Những yêu cần đối với 1 chuyên viên quản trị và an ninh mạng Suy nghĩ một cách logic Logic là điều quan trọng nhất trong quản trị và an ninh mạng. Bạn phải có đủ nhạy bén, linh hoạt và khả năng phán xét cao để giải quyết một vấn đề triệt để bằng phương pháp logic. Vì thế, nếu không có khả năng suy luận logic thì chắc chắn một điều nghề này không thích hợp với bạn. Bạn sẽ cảm thấy nhàm chán và nhức đầu khi theo đuổi giải quyết các đoạn code của chương trình bảo mật, của hacker chèo vào, về lỗi, về dấu chấm, dấu phẩy… Tiếp cận vấn đề có thứ tự và luôn chú ý tới chi tiết Các chuyên viên quản trị và an ninh mạng nên tập cho mình thói quen cẩn thận và luôn chú ý đến từng chi tiết. Đôi khi những chi tiết rất nhỏ, bạn vô tình bỏ qua, thì bạn phải ân hận khi mất hàng ngàn giờ chỉ để tìm những lỗi nhỏ đó. Bạn cần có kỹ năng truyền đạt thông tin tốt cũng như viết chương trình của mình một cách mạch lạc, có cấu trúc để đồng nghiệp của bạn có thể biết được tại sao bạn lại viết đoạn mã như vậy và cái gì tiếp theo sẽ xảy ra trong chương trình của bạn. Làm việc nhóm Đa số, công việc quản trị và an ninh mạng đều làm việc theo nhóm. Khả năng để bạn thích ứng, và chia sẻ những ý kiến của bạn tại công ty chiếm vị trí rất quan trọng. Bạn phải biết cách phối hợp công việc với cộng sự, khả năng thuyết trình, giao tiếp, ứng xử của bạn sẽ được sử dụng tối đa trong môi trường làm việc này. Làm việc một mình trong thời gian dài Thời hạn của dự án luôn làm bạn đau đầu. Có đôi lúc, bạn phải ngồi làm việc một mình, do đó, bạn cần phải có tính độc lập cao hơn, biết tổ chức và sắp xếp thời gian để hoàn thành dự án đúng lúc. Để được như vậy, bạn cần phải ghi danh sách những việc bạn phải làm và có ý chí quyết tâm cao khi làm việc một mình. Kỹ năng thiết kế Công việc phân tích và thiết kế luôn là công việc rất quan trọng của quản trị và an ninh mạng. Bạn có thể phải thiết kế toàn bộ một hệ thống bảo mật, hệ thống cảnh báo… Các chương trình của bạn phải dễ dùng và có hiệu quả cao. Do vậy, bất kỳ kỹ năng thiết kế nào của bạn cũng sẽ rất hữu ích trong lĩnh vực này. Kiên nhẫn Các vấn đề mà các chuyên viên bảo mật và an ninh mạng phải giải quyết thường là các vấn đề khó có thể giải quyết ngay lập tức. Nó mất nhiều giờ, nhiều ngày, thậm chí nhiều tháng làm việc một cách cẩn thận để giải quyết, tìm hướng đi. Nhiều khi bạn đi sai hướng lại phải quay lại giải quyết từ phần đã giải quyết đúng và bắt đầu lại. Tự học CNTT cải tiến liên tục, các chiêu thức của hacker ngày càng tinh vi hơn nên việc tự học để nâng cao trình độ để ứng phó kịp thời là vấn đề sống còn của các chuyên viên quản trị và an ninh mạng. Học quản trị và an ninh mạng ở đâu? - NetPro-ITI Academy: Địa chỉ: Cơ sở 1: Tầng 4, Tòa Nhà E3, 144 Xuân Thủy, Q. Cầu Giấy, Hà Nội Tel: 04.7547465 Fax: 04.7549296 Email: contact@netpro.com.vn Website: www.netpro.com.vn - Trung tâm An ninh mạng Bkis – ĐH Bách khoa Hà Nội: Địa chỉ: Tầng 5 - Nhà Hitech - 1A Đại Cồ Việt - Hà Nội Tel: 04.868 4757 Email: daotao@bkav.com.vnWebsite: www.bkav.com.vn, www.bkna.com.vn- Trung tâm khảo thí Pearson VUE, Thomson Prometric: Địa chỉ: P.402A - Tòa nhà 347 - Đội Cấn - Ba Đình - Hà Nội Tel: 04.2731335, 04.2124123 hotline: 0989069456 Email: contact@vnexperts.net Website: www.vnexperts.net- Viện Công nghệ Kỹ thuật Sài Gòn – Saigon CTT Email: info@saigonctt.com.vnWebsite: www.saigonctt.com.vn+ Trụ sở chính: Tòa nhà DTS: 287B Điện Biên Phủ, Quận 3, Tp.HCM ĐT: 08.9338888 Fax: 08.9321186 + Văn phòng Hà Nội: Tầng 11, Tòa nhà HITTC - 185 Giảng Võ, Quận Đống Đa, Hà Nội Tel: 04.5121942, 08.5121943 Fax: 04.5121929 - Trung tâm Tin học – Đại học Khoa học Tự nhiên TP.HCM: Liên hệ: Phòng Tư vấn & Ghi danh chương trình quốc tế Địa chỉ: 227 Nguyễn Văn Cừ, Q.5, TP.HCM Tel: 08.8351056, 08.8304 971 Website: www.vuevietnam.com | |
| | | hung_mkt
Tổng số bài gửi : 348 Points : 600 Join date : 03/11/2009 Age : 35 Đến từ : Doi gio hu
| Tiêu đề: Re: hot..hot...các nghề khối ngành CNTT Wed Mar 24, 2010 2:58 pm | |
| Ngành Điện tử - Viễn thông Điện tử viễn thông là gì? Điện tử viễn thông là ngành sử dụng những công nghệ tiên tiến, tạo nên các thiết bị giúp cho việc truy xuất thông tin bạn muốn có. Đó có thể là những thiết bị điện tử thông thường gắn liền với cuộc sống hằng ngày như: Đài, TV, điện thoại cho tới những hệ thống phức tạp chưa đến 1s đã chuyển thông tin từ châu lục này tới châu lục khác, từ vệ tinh bay trên bầu không khí quyển tới Trái Đất. Lĩnh vực điện tử: Đây là lĩnh vực nghiên cứu và chế tạo ra các vi mạch điện tử - "bộ não" điều khiển toàn bộ hoạt động của các thiết bị thông minh. Với sự nỗ lực không ngừng của các chuyên gia, những vi mạch ngày càng trở nên bé nhỏ và thông minh hơn. Ngày nay, một trong những hướng nghiên cứu được thế giới tập trung phát triển là các "chip sinh học". Đây là những con chip có cấu trúc như cấu trúc của ADN, giúp tăng cường tối đa khả năng lưu trữ. Lĩnh vực viễn thông: Lĩnh vực viễn thông là ngàng nghiên cứu và sử dụng các thiết bị điện tử viễn thông để tạo nên các mạng viễn thông. Bạn thường nghe nói chúng ta đang sống trên xa lộ thông tin? Các mạng viễn thông này chính là xa lộ thông tin ấy - nơi bạn có thể kết nối thông tin liên lạc với mọi nơi. Mạng viễn thông là phương tiện truyền thông tin từ đầu phát tới đầu thu, gồm các thành phần chính: thiệt bị chuyển mạch, thiết bị truyền dẫn, môi trường truyền, thiết bị đầu cuối. Nếu điện tín (1884), điện thoại (1876), radio (1895) và vô số tuyến truyền hình (1925) đã thay đổi cách thức giao tiếp của con người thì sự xuất hiện của thông tin viễn thông (1960), sợi quang học (1977) và mới nhất là công nghệ thông tin không dây tạo nên 1 hệ thần kinh thông minh, nhạy bén trên Trái Đất. Có thể nói lĩnh vực viễn thông đã làm thay đổi bộ mặt của Trái Đất hiện thực hóa khả năng liên kết của mỗi người, mỗi quốc gia. Gắn kết mọi người với nhau nhờ 1 mạng lưới viễn thông vô hình và vô hình trên khắp Trái Đất và vũ trụ. Sự hội tụ của ngành điện tử viễn thông và các ngành khác Cùng với sự phát triển của xã hội, nhu cầu sử dụng và truyền dữ liệu của con người cũng tăng lên theo hàm số mũ. Ngành Điện tử Viễn thông tự hào là ngàng đưa tri thức của mọi người đến mỗi người và ngược lại... Ngành Điện rử Viễn thông không ngừng phát triển để đem lại sự hội tụ (hay sự thống nhất) về các loại hình dịch vụ truyền dữ liệu như điện thoại, truyền hình (truyền hình quảng bá và truyền hình theo yêu cầu)... Dữ liệu internet băng rộng đã thúc đẩy ngành Công nghệ thông tin phát triển lên 1 mức cao hơn, loại hình dịch vụ đa dạng hơn và chi phí rẻ hơn. Các bạn có thể gọi điện thoại qua mạng internet, xem hình ảnh của bạn bè trên khắp thế giới, chia sẻ nguồn dữ liệu hay giao dịch mua bán ở khoảng cách rất xa... Trên tất cả, điều mà những người làm trong ngành Điện tử Viễn thông luôn hướng tới là tạo ra 1 thế giới gần gũi hơn cho tất cả mọi người. Những tố chất giúp bạn thành công trong ngành Điện tử Viễn thông Thông minh và năng động Điện tử Viễn thông là 1 ngàng công nghệ mới, đòi hỏi bạn phải có tư chất thông minh, sự năng động và niềm đam mê tìm hiểu các công nghệ mới trên thế giới và áp dụng nó vào thực tế tại Việt Nam. Kiên trì, nhẫn nại Làm khoa học đòi hỏi đức tính kiên trì và nhẫn nại. Các công việc trong ngành Điện tử Viễn thông chịu ảnh hưởng rất nhiều của yếu tố khác quan bên ngoài. Vì vậy, nếu bạn không có tính kiên trì và nhẫn nại thì khi 1 hệ thống gặp khó khăn, bạn khó có thể giải quyết được sự cố xảy ra. Có mục tiêu và đam mê Đây là điều không thể thiếu cho sự thành công ở bất cứ ngành nghề hay lĩnh vực khoa học nào và không ngoại từ Điện tử Viễn thông. Bạn trước hết cần phải có niềm đam mê thật sự, quyết tâm theo đuổi trong công việc. Khi đó bạn mới có thể tự mình đề ra mục tiêu phấn đấu, định hướng rõ ràng, lên kế hoạch cụ thể cho công tác học tập và nghiên cứu của mình. Thế giới khoa học nói chung và ngành Điện tử Viễn thông nói riêng có rất nhiều điều thú vị, có thể làm bạn bị phân tán khỏi mục tiêu chính, hoặc tệ hơn, khiến bản cảm thấy chán nản trước 1 kho kiến thức rộng lớn nếu như bạn không có niềm đam mê. Tuy nhiên xin bạn đừng thất vọng hay e ngại, bởi niềm đam mê có thể được bồi đắp và mục tiêu có thể được nuôi dưỡng qua thời gian. Tìm tòi, học hỏi, khả năng ngoại ngữ Ngành Điện tử Viễn thông thường xuyên thay đổi, đòi hỏi các kĩ sư trong lĩnh vực này luôn phải đọc, tìm kei61m các công nghệ mới đã và đang được đưa ra trên thế giới, học tập qua nghiên cứu và thực tế tại các nước có ngành Điện tử Viễn thông phát triển. Khả năng đọc hiểu ngoại ngữ là yếu tố không thể thiếu trong ngành. Các công nghệ mới, các chuẩn mới đưa ra đều được viết bằng tiếng nước ngoài (tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức). Vì vậy nếu bạn không có khả năng ngoại ngữ thì bạn khó có thể nắm bắt đước các công nghệ mới. Ngược lại, với khả năng ngoại ngữ tốt, bạn có thể tự tin rằng bạn đã đi được 1 nửa chặng đường. Khả năng làm việc theo nhóm ( Team-work) Điện tử Viễn thông là ngành công nghệ cao, khối lượng công việc cùng sự phức tạp của nó đòi hỏi sự chung sức của rất nhiều người. Những người tham gia, bên cạnh năng lực làm việc và nghiên cứu độc lập, phải có khả năng làm việc theo nhóm, thực hiện tốt phần công việc của mình, góp phần hoàn thành công việc chung. Đối với người Việt Nam nói chung, khả năng này còn yếu, do vậy bạn sẽ phải rèn luyện ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường để sau này có thể thích ứng ngay được với yêu cầu của công việc. Trong thế giới Điện tử Viễn thông bạn sẽ làm gì? Nghiên cứu, sáng tạo công nghệ mới, các thiết bị Điện tử Viễn thông mới Nếu bạn thích tím tòi snág tạo thì đây có thể là sự lựa chọn phù hợp với bạn. Cá kĩ sư làm việc trong lĩnh vực này dựa trên những ứng dụng của xã hội nói chung và ngành Điện tử Viễn thông nói riêng, phát triển các công nghệ mới, ứng dụng mới hữu ích và đơn giản hơn cho mọi người. Đây chính là lĩnh vực thúc đẩy sự phát triển của toàn bộ ngành Điện tử Viễn thông, đem lại sự sáng tạo mới, phương thức liên lạc mới cho xã hội. Lĩnh vực mạng, viễn thông Trong lĩnh vực này, bạn không chỉ làm chủ các thiết bị truyền tin trên toàn cầu như hệ thống truyền dẫn: cáp quang, vệ tin, hệ thống truyền tin không dây (vi ba) v.v... mà còn nắm rõ hoạt động của các thiết bị định tuyến, chuyển mạch tổng đài, giúp cho việc liên lạc giữa hàng tỉ người trên toàn cầu được chính xác... Không chỉ vậy, bạn còn thiết kế các hệ thống mạng, từ hệ thống mạng LAN trong văn phòng, gia đình, tới những hệ thống mạng trục phức tạp, tinh vi, tạo nên hệ thần kinh cho mỗi quốc gia và toàn thế giới. Các hệ thống mạng không cần thông minh, đơn giản, tin cậy đối với khách hàng mà còn phải có khả năng an toàn trước những đợt tấn công của virus, hacker (tin tặc) phá hoại. Lĩnh vực định vị dẫn đường Để mỗi chuyến bay cất cánh, hạ cánh an toàn, bay ở đúng tầm cao là công sức không chỉ của tổ bay mà còn của những tàhnh viên các trạm kiểm soát không lưu đặt khắp nơi trên mặt đất. Đảm bảo cho hàng nghìn chuyến bay, tàu thuỷ hoạt động an toàn là công việc của những kĩ sư Điện tử Viễn thông làm việc trong lĩnh vực định vị dẫn đường. Lĩnh vực điện tử y sinh Các máy móc, thiết bị điện tử hiện đại trong lĩnh vực y tế và sinh học đều cần sự hiện diện của những kĩ sư Điện tử Viễn thông làm côing átc vận hành cũng như tu sửa máy móc. Những căn bệnh rất khó khăn trong chẩn đoán hay điều trị trước kia, nay nhờ thiết bị điện tử đã trở nên đơn giản hơn nhiều. Các thí nghiệm, nghiên cứu sinh vật học cũng nhờ thiết bị Điện tử Viễn thông trở nên chính xác hơn. Điện tử Viễn thông nàgy càng giữ vai trò tích cực trong sự phát triển của lĩnh vực điện tử y sinh. Lĩnh vực âm thành, hình ảnh Sự phát triển mạnh mẽ của lĩnh vực âm thanh, hình ảnh cũng có 1 phần đóng góp quan trọng của ngành Điện tử Viễn thông như việc thiết kế ra các trang thếit bị nghe nhìn, điều chỉnh âm độ các thiết bị thu âm v.v... Học Điện tử Viễn thông ở đâu? Học tập ở các trường Đại học, Cao đẳng Tại Việt Nam các bạn có thể học ngành Điện tử Viễn thông ở rất nhiều trường đại học kỹ thuật khác nhau. Trong đó, không thể không nhắc đến các trường đại học kỹ thuật nổi tiếng như: ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Bách khoa TP.HCM, Học viện Bưu chính viễn thôngv.v... Từ những mái trường này, hàng năm đào tạo ra những kĩ sư trẻ, tài năng và đầy khát vọng. Chính họ đã và đang góp pầhn vào sự phát trểin ạmnh mẽ của ngành Điện tử Viễn thông tại Việt Nam. Học ở thế giới ảo Tất nhiên chúng ta không thể không nhắc đến môi trường học tập phong phú và đầy đủ thông tin: học tập trên mạng. Học tập trên mạng có nhiều hình thức khác nhau: bạn có thể đăng kí các khoá học trực tuyến (online), hoặc có tểh tự học từ những nguồn tài liệu bổ ích, luôn sẵn có. Cũng trên môi trường mạng, một cách học tập và trao đổi kinh nghiệm rất tốt là tham gia vào các diễn đàn (forum) về Điện tử Viễn thông. Tại đây, bạn sẽ gặp những người có chung hoài bão và niềm say mê với bạn, từ những người mới bắt đầu bước vào lĩnh vực này cho đến những chuyên gia. Những vấn đề, rắc rối của từng cá nhân hoặc nhóm sẽ được đưa ra để nhiều "cái đầu" cùng suy nghĩ và đưa ra những giải pháp tối ưu nhất. Cũng tại diễn đàn này những thông tin công nghệ, ứng dụng mới trong ngành luôn được cấp nhất liên tục. Một số địa chỉ website bạn nên tham khảo: http://net130.comhttp://www.vnpt.com.vn/tapchibcvthttp://www.echip.comhttp://www.quantrimang.comhttp://www.vnpro.orghttp://www.silicon.comHọc tại các hãng Điện tử Viễn thông Ngoài ra, bạn cũng nên tìm hiểu những chương trình đào tạo của các hãng Điện tử Viễn thông lớn trên thế giới. Việc học tập này không đòi hỏi ở bạn nền tảng cơ bản về chuyên ngành mà vẫn có cơ hội tàhnh chuyên gia trong lĩnh vực Điện tử Viễn thông. Cách học này đang rất phổ biến. Bạn sẻ được tiếp xúc nhiều với các thiết bị thực tế. Khi tốt nghiệp khoá học, bạn có thể bắt tay ngay vào công việc. các công ty nơi bạn làm việc sẽ không tốn thời gian và tiền của để đào tạo nhân viên mới làm quen với thực tế và phương pháp làm việc. Học tập ở nước ngoài Bên cạnh việc học trong nuớc, nếu có điều kiện, tại sao bạn không học ngành Điện tử Viễn thông ở những quốc gia tiên tiến như Mỹ, Anh, Đức, Nhật, Úc, Singapore...? Tại những quốc gia phát triển này, bạn sẽ được đào tạo bài bản cả về lí thuyết và thực hành, được tiếp xúc với thiết bị và công nghệ hàng đầu thế giới. | |
| | | hung_mkt
Tổng số bài gửi : 348 Points : 600 Join date : 03/11/2009 Age : 35 Đến từ : Doi gio hu
| Tiêu đề: Re: hot..hot...các nghề khối ngành CNTT Wed Mar 24, 2010 2:59 pm | |
| Giáo viên CNTT Khi nói về nghề CNTT, chắc các bạn sẽ nghĩ đến những người lập trình, chuyên viên quản trị và an ninh mạng, webmaster… những người có đầu óc luôn lơ lửng trên mây với những dòng code, những cấu trúc lệnh…, những người sống về đêm. Nhưng nghề giáo viên dạy CNTT thì lại hoàn toàn không phải vậy. Tiềm năng của nghề dạy CNTT Hiện nay, cùng với giáo viên dạy văn hoá thì giáo viên dạy CNTT cũng đang rất phát triển, đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực của xã hội. Theo các suy nghĩ thông thường, người ta thường nói rằng nghề giáo là nghề “gõ đầu trẻ”, mang tính chất giáo huấn tư tưởng, đạo đức nhiều; là nghề cổ điển và chẳng có gì là hiện đại, năng động. Tuy nhiên, nghề giáo dạy CNTT thì lại rất khác. Dạy CNTT là dạy các chuyên đề về tin học, các ứng dụng, các phần mềm hỗ trợ cho công việc. Bởi vậy, nghề này rất hiện đại, chương trình học được cập nhật liên tục theo sự phát triển của CNTT và cũng rất năng động, thoải mái. Theo truyền thống văn hoá Việt, nghề giáo luôn được coi trọng bởi đó là nghề “trồng người”. Vì vậy vị trí của nghề không bao giờ mất đi mà ngày càng được tôn vinh. Nghề này có môi trường làm việc cũng khá thoải mái. Bạn có thể dạy học trong nhà trường phổ thông hay tại các trung tâm tin học. Tại các trung tâm này có lớp ban ngày, có lớp buổi tối, không như các môn văn hoá thông thường. Vì thế các bạn có thể linh động sắp xếp thời gian, công việc của mình mà công việc vẫn được đảm bảo. Thu nhập của các giáo viên tin học cũng khá ổn định, không thua kém các nghề khác trong lĩnh vực CNTT. Cho nên các bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi chọn công việc này cho mình. Làm nghề dạy CNTT bạn cũng có cơ hội tiếp cận với rất nhiều phần mềm, ứng dụng tiên tiến để có thể truyền đạt cho học trò của mình những kiến thức cơ bản và thú vị nhất về CNTT mà hiện nay người ta đang hướng tới. Những công việc của giáo viên CNTT Nghề giáo CNTT là nghề dạy các nội dung khái quát về tin học như khái quát về máy tính và nguyên tắc hoạt động, các thao tác sử dụng cơ bản…. và các ứng dụng tin học cơ bản như word, excel, power point, email, internet…Các em học sinh hay học viên sẽ được hướng dẫn từ những kỹ năng đơn giản đến phức tạp hơn nhằm có được những kiến thức nền cơ bản về CNTT. Dạy CNTT có một thuận lợi vượt trội hơn so với dạy các môn văn hoá. Bạn không mất quá nhiều thời gian cho việc soạn bài, ghi chép. Bạn sẽ ứng dụng luôn CNTT của mình vào giảng dạy thông qua các power point các phần mềm. Nghề này mang tính thực tế, thực hành rất cao. Bạn sẽ không chỉ dừng lại ở vai trò một người thầy nếu bạn am hiểu về CNTT. Bạn có thể làm việc khác liên quan ngoài việc dạy học mà công việc đó vẫn liên quan tới nghề của bạn như xây dựng website, cài đặt phần mềm, sửa lỗi của máy hay hệ thống máy… Đó chẳng phải là một cơ hội tốt cho bạn? Những điều kiện để làm nghề CNTT Có những tố chất của 1 nhà sư phạm và đam mê tin học sẽ giúp bạn hoàn thành tốt vai trò của 1 người thầy dạy CNTT. Ngoài kiến thức CNTT, bạn phải có khả năng truyền đạt thì mới có thể truyền các kiến thức của mình cho học sinh. Bên cạnh đó, sự chăm chỉ tìm tòi, học tập những phương pháp mới để nâng cao khả năng truyền thụ cũng là một yếu tố cần thiết. Sự tự tin, thoải mái và khả năng lôi cuốn người khác theo lời mình nói cũng rất quan trọng đối với một nhà sư phạm. Là một giáo viên CNTT, bạn có thể có kiến thức chuyên sâu trong một vài chuyên ngành cụ thể của CNTT. Tuy nhiên, điều quan trọng là bạn phải nắm vững kiến thức cơ bản về CNTT và những điều tổng quát về các phân ngành khác trong lĩnh vực này. Bằng kiến thức tổng quát hết lĩnh vực CNTT này, bạn mới có thể truyền đạt cho học sinh của mình những kiến thức cơ bản về CNTT được. Còn nếu bạn rành một vài ngành chuyên sâu nào đó, bạn có thể làm thêm những lĩnh vực đó. Những kiến thức đi làm bên ngoài đó sẽ càng bổ trợ cho công việc giáo viên của bạn. Học nghề giáo viên CNTT ở đâu? Trước tiên, bạn nên học chuyên ngành CNTT, sau đó học thêm nghiệp vụ sư phạm, như vậy là bạn có thể làm giáo viên CNTT được rồi. Những trường sau đào tạo CNTT: -Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội Địa chỉ: số 01 Đại Cồ Việt - Hai Bà Trưng - Hà Nội Tel:04.8693796 Website: www.hut.edu.vn- Trường ĐH Bách Khoa TP.HCM Địa chỉ: Nhà A4, 268 Lý Thường Kiệt, Q.10, TP.HCM Tel / Fax: 08 8654 183 Email: inter-study@hcmut.edu.vnWebsite: www.dte.hcmut.edu.vn- Trường ĐH Công nghệ sài Gòn +Cơ sở 1: 354 Bến Chương Dương, Q1, TP.HCM Tel:08.8367753 – 08.8371206 Fax: 08.365732 +Cơ sở 2: 180 Cao Lỗ, Q.8, TP.HCM. Tel:08.8505520 – 08.8506593 Fax: 08.8506595 Email: stu@saigon-uni.edu.vn- Khoa CNTT & Truyền thông – ĐH Cần thơ Số 01 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP. Cần Thơ Tel: 071.831301 Fax: 071.830841 Email: webmaster@cit.ctu.edu.vn | |
| | | hung_mkt
Tổng số bài gửi : 348 Points : 600 Join date : 03/11/2009 Age : 35 Đến từ : Doi gio hu
| Tiêu đề: Re: hot..hot...các nghề khối ngành CNTT Wed Mar 24, 2010 3:00 pm | |
| Nghề Lập Trình Có đôi lúc bạn thật sự mệt mỏi, nhàm chán vì cứ phải ngồi một chỗ, nhìn chăm chăm vào màn hình máy tính để gõ những đoạn code (mã) hay tìm để sửa từng lỗi nhỏ như dấu chấm dấu phẩy chưa? Có khi nào bạn cảm thấy đó thực ra là công việc của một người nhập số liệu cấp cao? Không như bạn nghĩ, nghề lập trình có rất nhiều cơ hội, nhiều thử thách, và quan trọng là không khô khan. Vậy, lập trình là gì? Để làm nghề lập trình, trước hết các bạn phải hiểu thế nào là lập trình viên. Lập trình viên là người thiết kế, xây dựng và bảo trì các chương trình máy tính (phần mềm). Bằng cách thao tác các đoạn mã (các ngôn ngữ) trên các công cụ lập trình, họ có thể tạo ra các chương trình mới, sửa lỗi hay nâng cấp chương trình đó để tăng tính hiệu quả của việc sử dụng máy tính. Các lập trình viên thường có thể làm việc trên nhiều ngôn ngữ lập trình, trong đó chủ yếu là Java, C++, php, Asp, ASP.Net, Visual Basic.Net và C#. Công việc của các nhà Lập trình viên Công việc của người lập trình được gọi là software engineering. Để làm ra một phần mềm, trước hết người ta phải tạo ra một “bản thiết kế” (framework), mỗi lập trình viên đảm nhiệm một phần việc, sau đó các phần được kết nối lại tạo thành một sản phẩm hoàn chỉnh. Lập trình viên được ví là những thợ “coding” (người ngồi gõ những dòng lệnh (code) trên máy tính), làm ra các phần mềm hoặc chỉnh sửa, phát triển nó dựa trên các công cụ lập trình. Hiện tại, thu nhập của một Lập trình viên mới vào nghề khoảng 200 USD/tháng. Có 3-4 năm kinh nghiệm hoặc làm ở vị trí quản lý sẽ có thu nhập khoảng 700 - 1.000USD/tháng. Nếu làm ở nước ngoài thu nhập sẽ cao hơn nhiều, tại Hàn Quốc hoặc Nhật từ 2.000 - 3.000 USD/tháng, tại Mỹ từ 3.500 - 6.000USD/tháng... Những yếu tố để trở thành Lập trình viên? Nghề lập trình đòi hỏi sự sáng tạo cũng như các kỹ năng đánh giá, phân tích yêu cầu của dự án, đưa ra các giải pháp thiết kế hoặc cách tiếp cận công nghệ mới khi gặp những framework thiết kế chưa kỹ hoặc công nghệ thay đổi. Suy nghĩ một cách logic Logic là điều quan trọng nhất trong lập trình. Bạn phải có đủ nhạy bén, linh hoạt và khả năng phán xét cao để giải quyết một vấn đề triệt để bằng phương pháp logic. Vì thế, nếu không có khả năng suy luận logic thì chắc chắn một điều nghề lập trình không thích hợp với bạn. Bạn sẽ cảm thấy nhàm chán và nhức đầu khi theo đuổi các đoạn code của chương trình, các vấn đề về debug (gỡ rối), về lỗi, về dấu chấm, dấu phẩy… Tiếp cận vấn đề có thứ tự và luôn chú ý tới chi tiết Các lập trình viên nên tập cho mình thói quen cẩn thận và luôn chú ý đến từng chi tiết. Đôi khi những chi tiết rất nhỏ, bạn vô tình bỏ qua, thì bạn phải ân hận khi mất hàng ngàn giờ chỉ để tìm những lỗi nhỏ đó. Bạn cần có kỹ năng truyền đạt thông tin tốt cũng như viết chương trình của mình một cách mạch lạc, có cấu trúc để đồng nghiệp của bạn có thể biết được tại sao bạn lại viết đoạn mã như vậy và cái gì tiếp theo sẽ xảy ra trong chương trình của bạn. Làm việc nhóm Đa số, công việc lập trình đều làm việc theo nhóm. Khả năng để bạn thích ứng, và chia sẻ những ý kiến của bạn tại công ty chiếm vị trí rất quan trọng. Bạn phải biết cách phối hợp công việc với cộng sự, khả năng thuyết trình, giao tiếp, ứng xử của bạn sẽ được sử dụng tối đa trong môi trường làm việc này. Làm việc một mình trong thời gian dài Thời hạn của dự án luôn làm bạn đau đầu. Có đôi lúc, bạn phải ngồi làm việc một mình, do đó, bạn cần phải có tính độc lập cao hơn, biết tổ chức và sắp xếp thời gian để hoàn thành dự án đúng lúc. Để được như vậy, bạn cần phải ghi danh sách những việc bạn phải làm và có ý chí quyết tâm cao khi làm việc một mình. Kỹ năng thiết kế Công việc phân tích và thiết kế luôn là công việc rất quan trọng của lập trình. Bạn có thể phải thiết kế toàn bộ một hệ thống cho kinh doanh, bao gồm các bảng lưu trữ thông tin, các giao diện để nhập xuất thông tin hay các tài liệu kỹ thuật liên quan đến chương trình... Bạn phải giỏi trong việc lắng nghe và chuyển đổi các yêu cầu của các khách hàng đơn lẻ, các nhóm khách hàng và thậm chí cả việc kinh doanh thành các ứng dụng. Các chương trình của bạn phải dễ dùng và có hiệu quả cao. Do vậy, bất kỳ kỹ năng thiết kế nào của bạn cũng sẽ rất hữu ích trong lĩnh vực này. Kiên nhẫn Các vấn đề mà các lập trình viên phải giải quyết thường là các vấn đề khó có thể giải quyết ngay lập tức. Nó mất nhiều giờ, nhiều ngày, thậm chí nhiều tháng làm việc một cách cẩn thận để giải quyết, tìm hướng đi. Nhiều khi bạn đi sai hướng lại phải quay lại giải quyết từ phần đã giải quyết đúng và bắt đầu lại. Tự học Không trường lớp nào có thể đào tạo cho bạn tất cả những thứ bạn cần cho công việc lập trình sau này. Chính vì thế, khả năng tự học qua sách vở, tài liệu, internet và qua cả bạn bè nữa là không thể thiếu. Kết hợp với những dự án làm việc trong thực tế, bạn sẽ dần dần thành thạo những gì mình đã tự học được. Học Lập trình ở đâu? - ĐH Khoa học Tự nhiên – ĐH QG TP.HCM: Địa chỉ: 227 Nguyễn Văn Cừ, Q.5, TP.HCM Điện thoại: 08.8353193 Fax: 08.8350096 Email: ph_daotao@hcmuns.edu.vnWebsite: www.hcmuns.edu.vn- ĐH Công nghệ Thông tin – ĐH QG TP.HCM: Địa chỉ: 34 Trương Định Q.3 Tp.HCM Điện thoại: 08.9304897 Website: www.uit.edu.vn- FPT - Aptech HN – Đào tạo lập trình viên quốc tế - Tầng 4, Cung Văn hoá Hữu nghị - 1A Yết Kiêu, Hà Nội Điện thoại: 04.8224880 Email: fpt-aptech@fpt.com.vn. - Bách Khoa – Aptech Địa chỉ: 185 - 187 Hoàng Văn Thụ, Phú Nhuận, TP.HCM. Điện thoại: 08.8443565 - 08.8440216 Email: pvc@bach-khoa.com.vn. | |
| | | hung_mkt
Tổng số bài gửi : 348 Points : 600 Join date : 03/11/2009 Age : 35 Đến từ : Doi gio hu
| Tiêu đề: Re: hot..hot...các nghề khối ngành CNTT Wed Mar 24, 2010 3:01 pm | |
| Nghề quản trị mạng Truyền đạt thông tin luôn luôn là một hoạt động cực kỳ quan trọng, trong đó mạng Internet với nhiều công nghệ mới có khả năng ứng dụng là vô cùng vô tận. Tuy nhiên, những mối đe dọa đối với an ninh mạng và các biện pháp tân tiến trong cuộc đấu tranh chống tội phạm “tin tặc” trên mạng là yêu cầu sống còn cho hoạt động thông tin toàn cầu. Nhiệm vụ xử lý, đối phó với khủng hoảng, truy tìm dấu vết… này được giao cho những người hành nghế “Quản trị mạng”, chuyên gia bảo mật và an ninh mạng nói chung. Tuy hình thành ở Việt Nam chưa lâu nhưng công việc quản trị mạng đang nhanh chóng trở thành một nghề có độ hút lớn với giới trẻ năng động và có tố chất. Nhiệm vụ của các chuyên viên quản trị và an ninh mạng là thiết kế, vận hành, duy trì và theo dõi sít sao các hệ thống mạng cho an toàn và bảo mật, nắm được các kỹ thuật xâm nhập và các biện pháp phòng chống tấn công của các hacker (tin tặc) cũng như khôi phục sau sự cố một cách hiệu quả. Thành thạo việc thiết kế các hệ thống mạng an toàn, nâng cao tính bảo mật, nằm lòng các kỹ thuật xâm nhập cũng như các biện pháp phòng chống tấn công hiệu quả, đó là những công việc cơ bản của một quản trị mạng chính hiệu. Nhưng đối với dân trong nghề, song song với việc làm, họ còn phải ra sức học không ngừng bởi đặc tính của nghề này đòi hỏi phải chú trọng nâng cao kiến thức, phát huy khả năng xử lý tình huống, đối phó với khủng hoảng, truy tìm dấu vết… Nếu kiến thức đang có không đủ, không mới thì không thể “chiến đấu” ngang sức với các hacker ngày càng tinh quái. Đây chính là lý do mà nhiều người trong nghề nhận định để sống được với quản trị mạng không phải là điều đơn giản. Công việc đầy áp lực, đòi hỏi những nỗ lực không ngừng. Cập nhật kiến thức công nghệ bảo mật thường xuyên liên tục là việc làm cần thiết để trụ vững với nghề, nếu không muốn mình trở nên tụt hậu bởi công nghệ thì thay đổi liên tục đến chóng mặt. Nếu gặp sự cố thì cho dù khó khăn đến mấy, dân quản trị mạng cũng không được phép bó tay, phải tự đặt mình là kẻ tấn công để tìm ra cách bảo vệ. Và vì thế, chuyện sống với mạng hàng tuần liền là chuyện bình thường. Yêu cầu chung của một chuyên viên quản trị an ninh mạng: - Cẩn trọng và tiếp cận vấn đề một cách sáng tạo, đồng thời luôn chú ý các chi tiết. - Có khả năng giải quyết vấn đề, lập kế hoạch, chiến lược. - Làm việc nhóm tốt, nhưng cũng phải có khả năng làm việc độc lập với thời gian kéo dài. - Kiên nhẫn, có kỹ năng thiết kế chương trình, quan trọng hơn cả là khả năng tự học để nâng cao trình độ và kinh nghiệm. Dân IT hiện nay có thể tự tin đến với quản trị mạng bởi thực tế là họ hoàn toàn không sợ thất nghiệp nếu chịu khó. Khi mà ứng dụng công nghệ thông tin trong doanh nghiệp hiện nay ngày càng phát triển và máy tính, Internet đã trở thành công cụ làm việc thiết yếu thì quản trị mạng càng có nhiều đất để tung hoành. Một doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin quy mô lớn như ngân hàng, bảo hiểm, hàng không, viễn thông, thương mại điện tử cần tới một phòng quản trị mạng với số nhân viên lên tới vài chục, thậm chí là hàng trăm người bởi mạng máy tính là sự sống còn của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp vừa thì con số có vẻ khiêm tốn hơn với khoảng trên dưới 5 người. Còn các doanh nghiệp nhỏ, dù không quan trọng bằng nhưng cũng phải có ít nhất một nhân viên chuyên trách hệ thống mạng cho toàn doanh nghiệp. Thị trường có nhu cầu rất cao đối với nghề quản trị mạng. Càng lúc công việc này càng chứng tỏ được nó không thể thiếu và vai trò thì ngày càng cao trong thế giới thông tin rộng lớn. Nhiều người nhận định quản trị mạng là một nghề “có quyền lực” trong hệ thống mạng. Sự hấp dẫn bởi tương lai tươi sáng đang mở lối cho nhiều bạn trẻ trước lựa chọn nghề nghiệp của mình. Sự phát triển của công nghệ thông tin và những lợi ích đối với toàn nhân loại phải đối mặt về vấn đề an ninh máy tính đang ngày càng trở nên nóng bỏng. Tội phạm máy tính phát triển rất nhanh và ngày càng tinh vi, dữ dội. Vì vậy, việc xây dựng một nền an ninh máy tính, thiết kế và quản trị mạng đảm bảo và có khả năng kiểm soát rủi do liên quan đến việc sử dụng máy tính trở thành đòi hỏi không thể thiếu ở nhiều lĩnh vực. | |
| | | hung_mkt
Tổng số bài gửi : 348 Points : 600 Join date : 03/11/2009 Age : 35 Đến từ : Doi gio hu
| Tiêu đề: Re: hot..hot...các nghề khối ngành CNTT Wed Mar 24, 2010 3:01 pm | |
| Webmaster _Quản trị web Đảm bảo sự vận hành trơn tru cho website, kịp thời giải đáp thắc mắc của khách hàng trực tuyến là những công việc thường nhật của webmaster. Ẩn mình đằng sau những trang web, công việc của họ là âm thầm nhưng vô cùng quan trọng. Webmaster - anh là ai? Đến với một website, người ta thường thấy một địa chỉ email nho nhỏ để liên hệ với người quản trị web, thường là webmaster@abc.com hay admin@abc.com. Cái "chức danh" webmaster nghe có vẻ quen thuộc với hầu hết cộng đồng internet. Nhưng ít ai hiểu rõ webmaster là ai, làm những việc gì, càng không biết đó là một nghề quản lý hẳn hoi. Internet băng rộng càng phát triển, nhu cầu online trong cộng đồng người dùng net càng tăng, webmaster đang là một nghề hot ngầm rất hấp dẫn đối với người yêu mạng. Không xuất hiện trước công chúng, không lên truyền hình, không hội họp rầm rộ, không cần văn phòng riêng, webmaster vẫn là người quản trị cao cấp nhất của một website theo đúng nghĩa đen của nó. Webmaster có thể không là người chủ trang web. Tương tự như chủ một công ty chưa chắc là người điều hành công ty. Công việc của người quản trị website Nhiều người đứng trước một ngành nghề mới đều không khỏi tò mò muốn biết công việc cụ thể của người làm việc. Webmaster là một công việc quản lý, có nhiều điểm tương đồng với những công việc quản lý khác nhưng cũng có những đặc trương riêng. Nhìn chung, công việc quản trị web bao gồm: - Quản trị về kỹ thuật - Quản trị về mặt nội dung - Quản trị về mặt kinh doanh Do tầm cỡ của các website rất khác nhau và lĩnh vực trên internet cũng hết sức đa dạng nên không thể nói công việc của người webmaster là cụ thể là làm việc gì. Ở những website nhỏ, webmaster có thể kiêm luôn công việc là người lập trình web, nhập liệu, nhưng ở những website lớn, có cơ sở dữ liệu lớn và thay đổi liên tục, người quản trị web không thể tự mình làm mọi thứ mà chỉ quản lý điều hành công việc chung, sao cho website ngày càng phát triển về chất cũng như lượng người truy cập. Cần có những kiến thức gì để làm tốt công việc quản trị web? Câu hỏi này cũng như câu hỏi làm thế nào để trở thành giám đốc. Không có trường lớp cụ thể nào đào tạo người ta làm giám đốc, nhưng để trở thành giám đốc giỏi thì phải học qua những trường lớp đào tạo quản lý và tích lũy nhiều kinh nghiệm trong quá trình làm việc. Công việc của người quản trị web là điều hành cả về mặt kỹ thuật, nội dung lẫn kinh doanh cho website, anh ta có thể không giỏi trong từng mặt cụ thể nhưng hiểu rõ từng chi tiết của website là điều cần thiết. - Webmaster thường xuất thân từ vị trí thiết kế, lập trình web hay từ vị trí biên tập viên. Webmaster cần có kiến thức về mạng, an ninh mạng và kỹ thuật mạng để giải quyết những vấn đề bảo mật hay công nghệ cho trang web. Đối với những website lớn, sắp xếp bố cục trang web, lập trình thiết kế web theo công nghệ nào, ngôn ngữ nào là vấn đề lớn. Làm sao cho trang web của mình phản ứng nhanh với nhu cầu người dùng mà vẫn an toàn, hiệu quả. - Webmaster phải am hiểu về lĩnh vực mà website mình đang cung cấp. Có thể người quản trị web không có khả năng biên tập, nhưng phải hiểu rõ nội dung đang tải trên website, dịch vụ website mang đến cho khách hàng và tình cảm mà người dùng dành cho trang web. Từ đó có những thay đổi, cập nhật kịp thời về mặt nội dung, đáp ứng nhu cầu của người theo đúng sự phát triển của thị trường. - Người quản trị web còn phải có khả năng quản lý. Chắc chắn một người không thể thông thạo và gánh vá nổi tất cả công việc để tạo nên một trang web, nên mỗi người, mỗi bộ phận sẽ chịu trách nhiệm một phần. Mảng lập trình, mảng thiết kế banner, mảng biên tập,... người quản trị web phải quản lý được tất cả những con người này và hướng họ làm việc theo đúng kế hoạch phát triển của website. Từ đó mang lại lợi nhuận cho trang web, cũng là lợi nhuận cho từng thành viên của trang web đó. Con đường để trở thành một webmaster? Nhìn vào công việc cụ thể mà webmaster phải đảm đương, không ai dám cho rằng đây là một nghề nhàn hạ dễ xơi. Đúng vậy, quản lý chưa bao giờ là việc dễ. Một số người đến với công việc webmaster qua trường lớp, nhưng nhiều người khác lại đến với công việc này thật tình cờ. Ngày nay, lương tháng của một webmaster cho một trang web loại khá, có tương tác người dùng hay nhằm mục đích kinh doanh là khá cao, có thể trên 10 triệu đồng. Tuy nhiên, mức lương này còn thay đổi tùy theo quy mô và lĩnh vực hoạt động của trang web. Bạn không thể trở thành một webmaster với mức lương cao chót vót ngay trong một thời gian ngắn. Bạn cần thời gian để tích lũy kỹ năng chuyên môn cũng như kinh nghiệm để có thể làm tốt với nghề. Hãy theo học những khóa học về công nghệ thông tin, quản trị mạng ở những địa chỉ đáng tin cậy trên Hiếu Học, làm tốt công việc của mình một vài năm, rồi học thêm nhiều khóa học khác về lập trình web, tích lũy thật nhiều kinh nghiệm, bắt đầu ở vị trí webmaster cho những trang web nhỏ. Sau vài năm, bạn sẽ có được vị trí cũng như mức lương mà nhiều người mong ước. Nhìn chung, webmaster là một nghề mà điều kiện cần không nhất thiết phải gồm tấm bằng đại học. Nếu bạn là người yêu thích công nghệ thông tin, thường xuyên tìm hiểu về internet, có hoài bão làm chủ thế giới số, hãy bắt đầu ngay để thực hiện ước mơ của mình - trở thành webmaster chuyên nghiệp, một ngày nào đó, bạn sẽ quản lý trang web của riêng mình. Học nghề webmaster ở đâu? Bạn có thể học chuyên ngành Công nghệ thông tin trong các trường ĐH như ĐH Khoa học tự nhiên, ĐH Công nghệ thông tin, ĐH Hùng Vương, Hồng Bàng… hoặc ở các trường cao đẳng, trung cấp. | |
| | | tuanben Thành Viên Cấp 4
Tổng số bài gửi : 127 Points : 153 Join date : 08/11/2009 Age : 33 Đến từ : noi bat nguon cua su hanh phuc
| Tiêu đề: Re: hot..hot...các nghề khối ngành CNTT Wed Mar 24, 2010 3:39 pm | |
| quan tri mang bay gio dang la nganh hot do''... cac ban ra truong neu nhu voi tam bang loai kha va lam tot cong viec quan tri thi luong cung cao lam do'.... nhung cai nganh nay cung kho lam''... can su hieu biet nhieu...ban phai that su co gang...chuc cac ban thanh cong voi cong viec nay | |
| | | Sponsored content
| Tiêu đề: Re: hot..hot...các nghề khối ngành CNTT | |
| |
| | | | hot..hot...các nghề khối ngành CNTT | |
|
Trang 1 trong tổng số 1 trang | |
Similar topics | |
|
| Permissions in this forum: | Bạn không có quyền trả lời bài viết
| |
| |
| Thống Kê | Hiện có 5 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 5 Khách viếng thăm
Không
Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 164 người, vào ngày Tue Nov 05, 2024 8:27 am
|
Đồng Hương Sầm Sơn |
|
A1forever |
|
SẦM SƠN.VN |
|
Teens2.no1.vn |
|
|
|