Sầm Sơn: Lịch sử và tiềm năng phát triển
Sầm Sơn nằm ở phía Đông của tỉnh Thanh Hoá, cách Thành phố Thanh Hoá 16 km; có toạ độ từ 19 đến 20 độ vĩ Bắc, 104 đến 105 độ kinh Đông. Phía Bắc giáp huyện Hoằng Hoá (cách Sông Mã), phía Tây và Nam giáp huyện Quảng Xương (cách sông Đơ), phía Đông giáp biển Đông.
Quá trình hình thành khu du lịch Sầm Sơn như sau:
Ngày 15/9/1904: Toàn quyền Đông Dương Moulie đã có quyết định nhượng không cho sở thuế các lô đất nằm trên Southou (Sầm Thôn) và Lương Niệm, một số lô đất xây dựng các Trạm y tế và Trung tâm phục hồi sức khoẻ, gồm: lô số 45, diện tích 2.318 m2; số 46, diện tích 2.384 m2; lô số 47, diện tích 2.472m2; lô số 83, diện tích 2.886 m2; lô số 84, diện tích 4.578 m2.
Năm 1906: Toàn quyền Đông Dương ký sắc lệnh cho làm tỉnh lộ 8 (nay là quốc lộ 47) từ Thị xã Thanh Hoá (nay là Thành phố Thanh Hoá) đi Sầm Sơn dài 16 km. Cũng trong năm này, toàn quyền Đông Dương đã ký sắc lệnh chi 50 đồng Đông Dương để thành lập Bưu điện Sầm Sơn.
Năm 1907: Người Pháp và triều đình Nhà Nguyễn đã ký sắc lệnh cho xây dựng nhiều biệt thự trên núi Trường Lệ để làm nơi an dưỡng của quan lại, bộ máy thống trị người Pháp và triều Nguyễn, đây cũng chính là thời điểm đánh dấu sự ra đời của khu du lịch Sầm Sơn.
Từ khi Cách mạng tháng Tám thành công, giá trị du lịch của Sầm Sơn đã được Đảng và Nhà nước ta quan tâm khai thác, phát huy. Vào những năm 1954- 1955, Đảng và Nhà nước đã lựa chọn Sầm Sơn làm nơi đón tiếp, chăm sóc, nuôi dưỡng hàng chục vạn thương binh, bệnh binh, học sinh và gia đình Cách mạng miền Nam tập kết ra Bắc. Năm 1972, Sầm Sơn tiếp tục được lựa chọn làm nơi an dưỡng, phục hồi sức khoẻ cho hàng ngàn cán bộ, chiến sỹ bị tù đày trong các nhà lao của Mỹ, Nguỵ. Hầu hết các bộ, ban, ngành Trung ương đã lựa chọn Sầm Sơn để xây dựng nhà nghỉ, cơ sở điều dưỡng phục vụ cán bộ, công nhân, viên chức trong ngành.
Thực hiện đường lối đổi mới đất nước, được Đảng và Nhà nước khuyến khích, các nhà hàng, khách sạn, cơ sở lưu trú du lịch thuộc mọi thành phần kinh tế tại Sầm Sơn đã phát triển nhanh chóng. Đến nay, Sầm Sơn đã có trên 300 cơ sở lưu trú du lịch, với hơn 6.000 phòng nghỉ, mỗi năm đón trên 1 triệu lượt khách, góp phần tích cực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển kinh tế- xã hội, nâng cao đời sống cho nhân dân trong vùng.
Tiềm năng du lịch Sầm Sơn:
Sầm Sơn hiện có diện tích tự nhiên xấp xỉ 18 km2 (1.790 ha). Trong đó nội thị 467 ha; ngoại thị 1.323 ha; ao đầm nước lợ gần 200 ha; núi Trường Lệ có diện tích khoảng 300 ha, là dãy núi đá Hoa Cương diệp thạch hình thành cách đây trên 300 triệu năm, gồm 16 ngọn, ngọn cao nhất 84,7m, vách đứng về phía biền, núi được phủ xanh bởi những cánh rừng thông, bạch đàn, keo lá chàm và nhiều loại cây khác, vì vậy, nơi đây chứa đựng nhiều tiềm năng của du lịch sinh thái.
Quá trình tạo sơn đã để lại cho Sầm Sơn ngày nay nhiều di tích và danh thắng nổi tiếng như: Hòn Cổ Giải, mỏm Cô Tiên, hòn Trống Mái và những vườn đá đẹp huyền ảo với những truyền thuyết say đắm lòng người, cùng với huyền thoại Thần Độc Cước, Lễ hội Bánh chưng, bánh dày…. tạo nên những tiềm năng du lịch văn hoá và tâm linh của Sầm Sơn hôm nay.
Đặc biệt bãi biển Sầm Sơn có chiều dài gần 9 km, trong đó 5 km có thể làm bãi tắm (hiện đã khai thác trên 3 km). Với bờ cát mịn, rộng, thoải và sạch, nước biển trong, mùa hè có nhiệt độ trung bình 25- 27 độ C, mùa Đông 20 độ, nồng độ muối trên dưới 30%, ngoài ra còn có nhiều chất khoáng rất tốt cho sức khoẻ, vì vậy, Sầm Sơn là nơi tắm biển, nghỉ dưỡng, chữa bệnh khá lý tưởng.
SUY ZA=>..........eM dI HoC nga`nh .............die`u duo~ng herher.............