Có đôi điều tôi muốn chia sẽ về việc kết thúc 1 học kỳ ngon lành .... :
1) Các bạn hãy rà soát lại điểm từng môn, môn nào còn thiếu hoặc điểm chưa tốt cần lên kế hoạch gỡ gạc ngay, chủ động xung phong lên bảng, kiếm điểm cho mình, ngại gì; đừng để đến sát nút, lúc đấy đường thì chật mà người thì đông, khó lắm…
2) Gần đến cuối kì, giáo viên thường kiểm tra nốt cho đủ số đầu điểm, vì thế có nhiều bài kiểm tra cùng xuất hiện. Hãy bình tĩnh và coi đây là cơ hội, hãy ôn thật kĩ và tập trung thi thật tốt; cho dù bạn có yếu môn nào đấy thì với 1 quyết tâm cao, chắc chắn kết quả cũng không đến nối nào đâu. Thật đấy!
3) Trước khi thi HK khoảng 1, 2 tuần , các môn đều có đề cương đầy đủ, chi tiết. Thời gian này cũng cần có chiến lược học và ôn hiệu quả:
- Đầu tiên, duyệt đề cương để thấy các nội dung sẽ thi. Nếu mình yếu phần nào thì yêu tiên ôn phần đấy trước, vướng thì nhờ bạn bè hỗ trợ. Lớp nào, môn nào mà chả có cao thủ, hơn nữa các bạn ý lúc nào chả hào hứng truyền thụ cho chiến hữu.
- Tiếp theo, cần lên kế hoạc ôn thi bài bản. Làm gì cũng cần có kế hoạch bạn ạ. Thời gian biểu càng chi tiết thì càng dễ làm. Thông thường môn gì thi trước thì ôn … sau cùng. Phải đầu tư thôi, thời gian giai đoạn này ít nhưng quý gấp nhiều lần lúc bình thường đấy. Phải giành lấy nó, phải khổ cực 1 tí, chẳng cái gì tự nhiên rơi từ trên trời xuống đâu.
- Những môn không yêu cầu học sinh tự làm đề cương để chấm thì đừng làm. Hãy chọn 1 bạn nào làm tốt, phô tô rùi học; hoặc chia nhau, mỗi đứa làm 1 phần cho nhanh. Bò ra làm đề cương, có khi hết cả ngày mà chưa mang lại điều gì. (vất vả mà không có hiệu quả).
- Nhắn nhủ các sĩ tử có ý định “copy”. Xin các bạn dừng ngay lại. Chả ích lợi gì đâu, nó làm mình bị lệ thuộc, bị bắt thì lỗ to (nhận điểm 0, 1, có khi bị hạ 1 bậc hạnh kiểm, tiếc lắm
.
- Cuối cùng, hãy sẵn sàng tâm thế bước vào kì thi, chẳng có gì mà phải sợ nó, mình phải sống chung với nó mà.
--------------------------------------------------------------------------
Bí quyết cho mùa thi
Sắp thi rồi, các bạn ơi, những bí quyết cho mùa thi là điều không thể thiếu đối với mỗi chúng ta. Hãy tham khảo cẩm nang sau để chuẩn bị thật tốt cho mùa thi nhé!
1 - Học tập
Ðó là làm thế nào học ít, nhớ lâu, thi dễ đậu. Bài vở lớp 12 cũng như ở đại học thì nhiều. Vì thế muốn học ít, nhớ lâu cần có phương pháp học ngay từ đầu niên khóa.
Bài giảng của thầy cô từ giáo án khi học cần gạch xanh gạch đỏ để dễ nhớ những phần quan trọng. Bên cạnh đó luôn có một sổ tóm tắt ghi lại những phần quan trọng để khi gần đến ngày thi, ôn kỹ phần tóm lược quan trọng này và xem thêm phần giáo án đầy đủ.
Ôn thi là một giai đoạn ngắn mà não phải tiếp thu một lượng thông tin khổng lồ nên dễ bão hòa, dẫn đến nhớ lộn xộn. Nắm chắc phần tóm lược quan trọng để làm bài được và đủ điểm đậu. Nếu nhớ kỹ và phát triển thêm chi tiết từ bài giảng thì sẽ đậu cao.
2 - Ôn thi
Phương pháp tập đọc nhanh:
- Ðọc bằng mắt, không phát âm; tập mở rộng tầm nhìn để khi mắt lướt qua, số lượng chữ đọc được sẽ nhiều hơn; tăng dần tốc độ đọc; đọc và tập nhớ lại tựa bài, những vấn đề chính yếu căn bản của bài; không học thuộc lòng từng chữ, từng câu mà nhớ ý là chính; cố gắng hiểu những gì đã học kể cả hỏi bạn bè, thầy cô
- Ghi nhớ các chi tiết gần nhau, bổ sung cho nhau, khắc ghi những gì quan trọng nhất kể cả gạch dưới hoặc tô màu dễ thấy; sau khi đọc xong, dùng trí nhớ hệ thống hóa lại toàn bộ bài học, những điểm căn bản, các chi tiết bổ sung cho những điều căn bản đó; trước khi ngủ, ôn lại một lần nữa vì trong giấc ngủ, tài liệu ôn tập dễ ghi vàn bộ nhớ.
Không nên học thuộc lòng:
- Việc học thuộc lòng làm não trở nên thụ động, lười suy nghĩ và khi đã quên một câu là tắc tị nguyên bài. Vì vậy vào phòng thi, nhiều thí sinh đọc xong đề bài, bừng con mắt dậy thấy óc mình trống trơn. Học, hiểu, nắm bắt những ý cơ bản của vấn đề là cách tốt nhất để nhớ bài học.
- Vì thế muốn tăng cường trí nhớ, học dễ nhớ lâu quên thì phải tập trung phân tích, tổng hợp bài vở kèm theo hình ảnh cụ thể để trí nhớ dễ tìm kiếm khi cần thiết.
3 - Thư giãn:
Nhiều SV-HS nghĩ rằng học thi là học liên miên từ sáng đến tối, từ tối đến khuya, nhưng não bị nhồi nhét nhiều quá cũng sẽ “sôi” lên, khó nhớ và dễ quên.
Chống bão hòa não bằng thư giãn, nghỉ ngơi:
- Khi não đã bão hòa thì học chỉ là hình thức mà tiếp thu chẳng có gì, chưa kể nhầm lẫn chi tiết vấn đề này sang chi tiết khác. Vì vậy cần phải có thời gian thư giãn. Ðừng chọn thư giãn bằng cách đánh bài, cá độ bóng đá, đi “lắc” làm thần kinh căng thẳng thêm.
- Chọn bơi lội, tập thể dục cho máu huyết lưu thông, nghe nhạc êm dịu (đừng chọn metal rock sẽ nhức đầu thêm) hoặc đi chơi chút đỉnh với bạn bè, ngủ một giấc thật sâu cũng là cách xả hơi cho não.
Tìm niềm vui trong học tập:
- Cần biết tạo niềm vui trong học tập thì việc học đỡ vất vả hơn, dễ nhớ lại lâu quên. Các yếu tố tâm lý ảnh hưởng đến trí nhớ rất nhiều như: lo âu tiền bạc, sức khỏe suy giảm hoặc bị phân tâm bới những vấn đề nào đó.
4 - Ăn uống
Ăn uống đủ chất mới thi tốt được! ^^
Người xưa có câu “ăn vóc, học hay”. Vậy ăn “vóc” như thế nào để học “hay”, thi dễ đậu?
Những thức ăn giải độc cho não, giúp tạo lập chất dẫn truyền thần kinh sẽ góp phần làm tăng trí nhớ, dễ tiếp thu bài vở và ít mệt óc. Ðó là:
- Lòng đỏ trứng (gà, vịt, cút…): chứa hàm lượng cao lécithine vừa giúp giải độc gan vừa giúp tạo lập acétylcholine là chất dẫn truyền luồng thần kinh quan trọng nhất. Vì vậy ăn trứng sẽ bổ não, tăng trí nhớ.
- Ðậu nành: chứa glucid, protid và lipid. Ngoài ra còn có sinh tố và các enzym hỗ trợ sự tiêu hóa và một chất phospholipid quan trọng của đậu nành là lécithine. Ðể bữa ăn khỏi nhàm chán, có thể sử dụng các chế phẩm từ đậu nành cũng cùng có giá trị bổ dưỡng như giá đậu, bơ đậu nành, đậu hũ, nhất là sữa đậu nành, vừa ngon, bổ trong đó caséine đậu nành chứa 2 acid min quan trọng là arginine và cystine.
- Bí đỏ: Chất provitamin A trong bí đỏ khi vào cơ thể sẽ biến thành vitamin A. Trong bí đỏ còn có một chất cần thiết cho hoạt động của não bộ, đó là acid glulamic tự nhiên (1%), giúp giải độc các cặn bã do hoạt động não bộ tiết ra. Ngoài ra nhờ chứa phosphor là chất cần thiết cho hoạt động của não nên bí đỏ được xem là thực phẩm đóng vai trò quan trọng trong bồi dưỡng thần kinh, là món ăn bổ não.
- Cà chua, cà rốt: chứa bêta caroten khi vào cơ thể sẽ biến thành vitamin A. Những thực phẩm khác giàu vitamin A là trứng gà, vịt (1000 UI vitamin A/100g), đu đủ chín, bơ (600 UI/100 g), rau dền, đậu bắp… Học nhiều đương nhiên mắt mau mệt mỏi vì thế trong khẩu phần ăn cần có thêm tiền sinh tố A thiên nhiên để bồi dưỡng cho mắt.
- Các loại rau quả giàu vitamin C: như cam quýt, chanh, bưởi, rau dền… giúp cơ thể giảm mệt mỏi.
Ngoài ra, có thể kể thêm các loại rau quả tươi giàu khoáng vi lượng (rau ngót, cà tím, đậu xanh, đậu bắp, mướp…) cùng với yaourt trợ tiêu hóa, mật ong cung cấp năng lượng, gan bò, heo chứa nhiều sinh tố B12, acid folic, sắt.
Sức khỏe rất cần thiết khi học thi nên bữa ăn hàng ngày cần đầy đủ bột, đường (glucid), đạm (protid), chất béo (lipid), sinh tố, chất khoáng và khoáng vi lượng thiên nhiên cung cấp từ rau quả tươi và uống đầy đủ nước, nhất là nước trái cây tươi, nguyên chất.
Thuốc bổ đa sinh tố - khoáng vi lượng loại một viên một ngày (Once a day) phụ thêm việc tăng cường sức khỏe cũng có thể dùng được.
5 - Chống stress
Relax!
Stress là tình trạng phổ biến khi ôn thi và chính stress làm giảm năng lực ôn tập của thí sinh.
Vì sao cần giữ giấc ngủ?
Khi học bài nhiều, trí óc bị bão hòa, hiện tượng stress dẫn đến suy sụp tinh thần gây trằn trọc khó ngủ hoặc tỉnh dậy trong trạng thái căng thằng. Giấc ngủ càng không đạt chất lượng thì việc ôn tập càng khó nhớ bài. Khi bị mất ngủ thì không nên ngủ trễ (quá giấc), tránh sử dụng chất kích thích và không nên chuyển từ bàn học qua giường để rồi lại trằn trọc.
Cách tốt nhất trong mùa thi cử là thư giãn trước khi đi ngủ. Chính trong giấc ngủ mà não bộ làm việc, đưa các dữ liệu mới nạp vào tiềm thức. Các thuốc an thần giảm lo âu, giúp dễ ngủ sẽ làm mất đi nhịp sinh lý tự nhiên của giấc ngủ nên sẽ ngăn cản hoạt động của não bộ. Vì vậy không nên dùng thuốc an thần trong mùa thi cử.
Tránh mệt mắt:
Ðể tránh mệt mắt và ít bị phân tâm, môi trường học cần yên tĩnh và sáng sủa. Lượng ánh sáng đủ sẽ làm mắt đỡ mệt nên ít bị đau đầu và làm tăng năng suất học tập. Một nguồn sáng 60w là đủ. Trường hợp chữ nhỏ, nhiều biểu đồ cần tập trung hơn thì đòi hỏi nguồn sáng mạnh hơn.
6 - Cha mẹ hỗ trợ con ôn thi
Trong thời gian ôn thi và sắp sửa đi thi, SV-HS thường dễ bị thương tổn tâm lý nên rất cần được sự quan tâm giúp đỡ của cha mẹ để vơi đi những lo lắng. Sự lo âu thái quá có thể trở thành bệnh lý khi khả năng tập trung giảm đi làm cho kiến thức trở nên lộn xộn không thể làm bài hay ôn tập được. Những cử chỉ thương yêu sẽ giúp con em vượt qua khó khăn tinh thần và việc thường xuyên hỏi han tâm sự sẽ giúp giải tỏa được những âu lo.
* Thời gian nào giúp học tốt nhất?
Bài vở ngày càng nhiều, học vào lúc nào bây giờ cho hiệu quả nhỉ? Teens thử tham khảo các thời gian và phương pháp học sau nhé!
1. Học bằng tưởng tượng trước khi đi ngủ
Nào, hãy dành ra chỉ cần 15 phút để “lướt” lại tất cả các bài học ngày hôm nay nhé. Thậm chí nếu mai không có môn học đó, Teens cũng nên làm như thế để bài học hôm nay có thể khắc sâu trong đầu. Nghe có vẻ nghịch lí, nhưng kì thực, thời gian trước khi lên giường đi ngủ lại là lúc bài dễ “vào” nhất đấy.
Hãy lên giường trước giờ quy định khoảng nửa tiếng. Ví dụ, bình thường chúng mình ngủ lúc 12h đêm, thì hãy thay đổi đi một chút, ngủ sớm lên 30 phút, tức là 11h30 Teens nhé! Trong thời gian ấy, hãy thư thái đầu óc, thả lỏng toàn bộ cơ thể, và… hình dung lại bài mình vừa học.
Chà! Hình dung như thế nào đây? Đừng thuộc vẹt nhé! Đa số Teens thường ghi nhớ trang vở, trang sách, lưu lại những hình ảnh trong bài, hình dung lại những gạch đầu dòng. Chính vì thế, cách ghi bài trên lớp rất quan trọng đấy. Nếu chúng mình ghi liền một mạch thành đoạn dài thì không thể nhớ nổi đâu nhé! Và phòng ngủ cũng phải đủ tối, yên tĩnh để giấc ngủ của Teens được nhẹ nhàng, chúng mình cũng dễ tập trung hơn rất nhiều!
Hãy học bằng trí tưởng tượng trước khi đi ngủ!
Hãy hệ thống lại bài, từng môn, từng phần, thật chắc chắn nếu có chỗ nào quên sót chúng mình xem lại luôn cho chính xác. Chẳng tốn thời gian đâu mà! Nhưng rất hiệu quả đấy!
Hãy lần lượt ôn hết các môn bài, cho đến lúc thiếp đi. Trong giấc ngủ Teens sẽ không quên các điều đã học, nó đã khắc sâu vào tâm não và khó mà xóa nổi. Hình thức này giúp trí óc chúng mình làm việc linh hoạt, như con bò nhai lại cỏ sau những giờ phút nghỉ ngơi.
2. Teens tiếp thu bài nhanh nhất vào lúc nào?
Rất nhiều người khuyên chúng ta nên học vào lúc sáng sớm, khoảng từ 4 giờ trở đi. Buổi sáng sớm với không khí trong lành, đầu óc thoải mái và sự yên tĩnh sẽ giúp Teens tập trung hơn.
Nhiều Teens than phiền, dậy sớm quá! Vẫn thèm ngủ lắm! Hãy chịu khó lên một chút thôi nào, bạn sẽ quen ngay! Dậy sớm và nhớ vệ sinh cá nhân cho thật tỉnh táo rồi hãy ngồi vào bàn học nhé! Có nhiều Teens dậy rõ sớm và… gật gà gật gù đấy! Tại sao chúng mình không tranh thủ 5 phút để tập thể dục, hít thở không khí trong lành cho cơ thể khỏe mạnh nhỉ! Khi nào hết cơn buồn ngủ thì hãy ngồi vào bàn nhé!
Kinh nghiệm cho thấy, vào buổi sáng sớm, Teens không nên nằm học trong giường (tránh muỗi đốt, hay trời lạnh quá…) Tốt nhất là nên ngồi vào bàn đúng tư thế, học mới có hiệu quả được Teens ạ.
Đừng “vớ” đâu học đấy! Dù chỉ là 5 hay 10 phút thì mỗi người cũng nên có lịch học cụ thể. Dù không phải là thời gian biểu, là Note nhắc nhở, nhưng Teens hãy định ra cho mình một khoảng thời gian nhất định để học từng bài, từng phần và cố gắng “gò” mình vào thời gian ấy nhé!
Đừng ngủ gật nhé! ^^
Ví dụ: Bài sáng nay có các môn như: Sinh - Sử - Toán - Anh. Tối qua chúng mình đã học qua được một lượt rồi, sáng nay gấp sách lại, “tưởng tượng” lại từng môn xem sao nhé. Với các môn tự nhiên, Teens xem mình đã thuộc công thức chưa (Nhớ ghi bảng công thức dán lên góc học tập, khi không thể nhớ nổi thì hãy nhìn nhé).
Môn Sinh: Học lại trong 15 phút.
Phần 1: ngắn và dễ thuộc nên chỉ nhẩm lại trong 3, 4 phút, hoặc tưởng tượng lại các gạch đầu dòng. Đừng bỏ qua nhé! Nhiều bạn chủ quan bỏ qua là đến lớp cô gọi lên quên ngay đấy!
Phần 2: Khó hơn: ta có thể dành cho nó 5 – 7 phút được không nhỉ?
Còn lại phần 3: Chà, có vẻ khó “ăn” đây. Tưởng tượng các ý chính, hình dung từng ý triển khai thành bao nhiêu ý nhỏ, trong ý nhỏ cô cho ghi những gì? Mình đã thực sự hiểu chưa, nếu chưa hiểu, xin mời xem lại ngay SGK hoặc đến lớp hỏi bạn luôn nhé!
Đừng học theo kiểu “đầu voi, đuôi chuột”, nghĩa là học đoạn đầu thật kĩ, thật thuộc, đoạn sau không đủ thời gian học nữa. Nguy hiểm quá! Phải học đều, học tổng thể để nắm được toàn bộ bài học. Teens nhớ nhé!
Ngoài ra, còn có một khoảng thời gian học về đêm từ 7g - 9g. Hai giờ này giúp Teens củng cố lại các phần bài bạn chưa thuộc kỹ, chưa nắm bắt. Thời gian này Teens hệ thống bài một cách chắc chắn hơn. Và trước khi lên giường ngủ, chúng mình còn có một giờ nữa để nhẩm lại bài. Bây giờ trước mặt Teen, các môn bài được học thuộc làu và bài tập toán của hôm nay cũng đã giải quyết xong. Tuy nhiên, Teen cũng nên ngồi lại trước chồng vở, nhưng đừng mở sách, mà hãy tự lần lượt ôn lại từng môn xem bạn đã nắm chắc kiến thức cơ bản một cách nằm lòng chưa? Phần nào quên – chúng mình mở sách - và phải giải quyết ngay tại chỗ. Môn nào cũng thế vì đây là giờ học quyết định cuối cùng trước khi bạn đến lớp. Sau cùng bạn cũng nên mở bài tập toán ra, rà xét lại lần cuối xem các phần bài tập mình làm có chính xác chưa. Có chỗ nào thiếu sót không?
Thời gian buổi sáng này của Teens là thời gian ôn tập thì chính xác hơn. Bạn ôn lại lần cuối cho chắc chắn trước giờ lên lớp. Còn một vấn đề nữa là cần dành một ít thời gian để xem trước phần bài mới. Chúng mình nên xem trước để “làm quen” với nó. Ðể đến lúc thầy cô giảng bài ở lớp mình sẽ mau chóng nắm bắt. Nhất là bộ môn toán là Teens cần phải chuẩn bị bài mới trước, nếu chúng mình không muốn gặp tình trạng lúng túng ngỡ ngàng, khi thầy cô đặt vấn đề bài mới trước lớp.
Nói tóm lại: Thời gian mà Teens tiếp thu bài mau thuộc nhất là thời gian từ 4h – 6h buổi sáng. Teens nên tận dụng giờ học này và nên thập thói quen tốt đó trong suốt đời học sinh của mình. Chắc chắn Teens sẽ không lùi bước trong việc học.
Có thắc mắc rằng vậy thì giờ nghỉ quá ít ỏi liệu có đủ sức khỏe để học tập không? Ban ngày Teens dành thời gian nghỉ trưa một giờ, và 6 giờ của đêm để ngủ. Hãy ngủ với giấc ngủ thật sâu, không mộng mị là đủ đem lại sức khỏe cho Teens. Không phải ngủ nhiều mới có sức khỏe tốt đâu nhé!
Học nhưng cũng cần nghỉ ngơi, giải trí đúng không? Hãy cố gắng thu xếp thời gian để giải lao vào cuối tuần Teens nhé! Đi chơi cùng bạn bè, hoặc nghỉ ngơi tại nhà cùng gia đình, phương án nào cũng tuyệt đúng không!
...............................................................................