HsvSamSon - Sinh viên Sầm Sơn - Kết Nối Cộng Đồng
HSV Sầm Sơn Chào Mừng Các Bạn Tham Gia Vào Diễn ĐÀn!
Bạn cần đăng nhập hoặc đăng kí để vào diễn đàn...!!!
Chúc các bạn có những phút giây vui vẻ với HSV Sầm Sơn...!
HsvSamSon - Sinh viên Sầm Sơn - Kết Nối Cộng Đồng
HSV Sầm Sơn Chào Mừng Các Bạn Tham Gia Vào Diễn ĐÀn!
Bạn cần đăng nhập hoặc đăng kí để vào diễn đàn...!!!
Chúc các bạn có những phút giây vui vẻ với HSV Sầm Sơn...!
HsvSamSon - Sinh viên Sầm Sơn - Kết Nối Cộng Đồng
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

HsvSamSon - Sinh viên Sầm Sơn - Kết Nối Cộng Đồng


 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

 Thế mạnh, tiềm năng...

Go down 
Tác giảThông điệp
Dem0n_Dat
Thành Viên Cấp 6
Thành Viên Cấp 6
Dem0n_Dat


Tổng số bài gửi : 234
Points : 310
Join date : 26/12/2009
Age : 30
Đến từ : nguyển văn cảnh_Quảng cư_sầm sơn

Thế mạnh, tiềm năng... Empty
Bài gửiTiêu đề: Thế mạnh, tiềm năng...   Thế mạnh, tiềm năng... I_icon_minitimeWed Jan 06, 2010 8:32 am

Tiềm năng, thế mạnh.

Thanh Hoá được biết đến với nhiều danh lam thắng cảnh hấp dẫn khách du lịch trong và ngoài nước. Nói đến du lịch Thanh Hoá, trong tâm trí mỗi người đều nghĩ đến Sầm Sơn - nơi tắm biển lý tưởng mà người Pháp đã biết khai thác cách đây 100 năm và nhanh chóng trở thành nơi nghỉ mát nổi tiếng. Tuy nhiên, với bờ biển dài trên 100km còn cho phép Thanh Hoá đầu tư phát triển thêm nhiều khu du lịch biển hấp dẫn khác, như khu du lịch nghỉ mát Nam Sầm Sơn, khu du lịch sinh thái biển Hải Tiến (huyện Hoằng Hoá), khu du lịch nghỉ mát Hải Hoà (huyện Tĩnh Gia)...

Không chỉ có du lịch biển, nếu đi về phía Bắc của Thanh Hoá đến với huyện Nga Sơn, quý khách sẽ được chiêm ngưỡng động Từ Thức, theo truyền thuyết là nơi Từ Thức gặp Tiên, với rất nhiều kỳ thú do thiên nhiên tạo ra như đường lên trời, kho gạo, kho vàng, quả đào tiên... Ngược về phía Tây Nam, đến huyện Như Thanh thăm vườn quốc gia Bến En nơi phong cảnh núi, hồ thơ mộng, cùng những cây cổ thụ hàng ngàn tuổi và nhiều loài động vật quý hiếm. Cách thành phố Thanh Hoá 80km về phía Tây, đến với huyện Cẩm Thuỷ quý khách sẽ được chiêm ngưỡng suối cá thần Cẩm Lương, với những đàn cá đẹp như tranh vẽ, đồng thời thêm một lần tìm hiểu rõ hơn về những nét đẹp văn hoá, phong tục tập quán mang đậm dấu ấn người Mường nơi đây...

Đối với những du khách say mê lịch sử, không thể bỏ qua di tích thành Nhà Hồ với những kiến trúc độc đáo, đặc sắc đang được đề nghị UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới; đền thờ Lê Hoàn, khu di tích lịch sử Lam Kinh, khu di tích Triệu Tường Gia Miêu, phủ Chúa Trịnh, khu di tích lịch sử đền Bà Triệu, khu du lịch Hàm Rồng... Ngoài ra, tới Thanh Hoá du khách sẽ được thưởng thức, chiêm ngưỡng những di sản văn hoá bao gồm các trò chơi dân gian, các làn điệu xứ Thanh, các lễ hội và nhiều hoạt động văn hoá khác...

Với những gì được thiên nhiên ban tặng, lại ở vị trí cửa ngõ nối liền Bắc Bộ với Trung Bộ và Nam Bộ, cách Thủ đô Hà Nội 110km, nằm trên huyết mạch giao thông lớn, có các tuyến quốc lộ chạy qua như: quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh, đường sắt Bắc Nam, chắc chắn Thanh Hoá sẽ là điểm đến hấp dẫn đối với khách du lịch trong và ngoài nước.

Để khai thác có hiệu quả những tiềm năng và lợi thế nêu trên, nhất là về điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hoá lịch sử; huy động tối đa mọi nguồn lực trong và ngoài nước tạo điều kiện thuận lợi phát triển du lịch Thanh Hoá thành ngành kinh tế mũi nhọn, với những hình thức, sản phẩm du lịch ngày càng phong phú, đa dạng, hấp dẫn; xây dựng môi trường du lịch văn minh, phát triển bền vững. Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XVI, đã khẳng định phát triển du lịch là một trong 5 chương trình kinh tế lớn của tỉnh giai đoạn 2006 - 2010, với mục tiêu '' doanh thu du lịch tăng bình quân hàng năm 14,5%", đưa du lịch Thanh Hoá phát triển, trở thành địa bàn trọng điểm du lịch quốc gia.

Chủ trương, định hướng và giải pháp phát triển du lịch.

Nhận thức được những tiềm năng và lợi thế phát triển du lịch tỉnh nhà, những năm qua, nhất là giai đoạn 2001 -2005, Tỉnh uỷ, HĐND và UBND tỉnh đã có những chủ trương, giải pháp tích cực chỉ đạo các cấp, các ngành, khuyến khích các thành phần kinh tế và nhân dân đẩy mạnh phát triển du lịch. Nhờ vậy, hoạt động du lịch đã có những chuyển biến quan trọng, từng bước xây dựng được hình ảnh và thương hiệu của mình, tạo dựng được một bộ phận khách hàng truyền thống; góp phần vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, tạo việc làm, cải thiện đời sống văn hoá tinh thần cho nhân dân, từng bước tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế.

Trong giai đoạn 2001 - 2005 du lịch Thanh Hoá đạt tốc độ phát triển khá, là một trong 10 tỉnh đứng đầu cả nước về các chỉ tiêu phát triển du lịch, lượng khách du lịch tăng bình quân 18%/năm; doanh thu du lịch tăng 23%/năm. Riêng năm 2006, du lịch tỉnh ta đã đón được trên 1.280.000 lượt khách, tăng 23,8% so với cùng kỳ năm 2005. Cơ sở vật chất phục vụ du lịch tăng nhanh về số lượng, chất lượng ngày càng được nâng cao; năm 2006, toàn tỉnh có 404 cơ sở lưu trú du lịch, với tổng số 7.651 phòng. Trên địa bàn tỉnh hiện có 10 dự án đầu tư kết cấu hạ tầng du lịch, với tổng vốn đầu tư trên 300 tỷ đồng; có 22 dự án kinh doanh du lịch đã được cấp phép đầu tư với tổng dự toán lên 3.000 tỷ đồng, chủ yếu ở các khu du lịch Hải Tiến, Hải Hoà và Sầm Sơn.

Tuy nhiên, những kết quả mà ngành du lịch Thanh Hoá đã đạt được chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế vốn có. Tốc độ phát triển còn chậm, cơ sở hạ tầng du lịch chưa đồng bộ; chất lượng quy hoạch, quản lý quy hoạch và khai thác tài nguyên du lịch còn nhiều bất cập; chất lượng dịch vụ còn thấp, sản phẩm du lịch còn đơn điệu, tính cạnh tranh chưa cao; sự gắn kết giữa hoạt động du lịch với hoạt động văn hoá - thông tin còn hạn chế; đầu tư cho du lịch chưa thoả đáng; chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư các dự án có quy mô lớn, chất lượng cao; quản lý nhà nước về du lịch, sự phối hợp giữa các cấp, các ngành để phát triển du lịch còn nhiều hạn chế...

Chương trình phát triển du lịch Thanh Hoá giai đoạn 2006 - 2010, theo Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XVI và Quyết định 3011/QĐ-UBND ngày 23/10/2006 của UBND tỉnh Thanh Hoá, với mục tiêu: đạt nhịp độ tăng trưởng bình quân hằng năm trên 22%; đến năm 2010 đón được 2,75 triệu lượt khách, tăng bình quân 22,4%/năm; doanh thu du lịch đạt 1.000 tỷ đồng. Để thực hiện được mục tiêu nêu trên, trong thời gian tới, ngành du lịch Thanh Hoá phải tập trung làm tốt một số nhiệm vụ trọng tâm sau:

Trước hết, phải tập trung làm tốt công tác quy hoạch và đầu tư, thực hiện điều chỉnh và bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Thanh Hoá đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020, theo hướng mở rộng không gian phát triển du lịch, khai thác thế mạnh về biển đảo và miền núi; sớm quy hoạch các khu du lịch thuộc địa bàn phát triển trọng điểm du lịch quốc gia. Trên cơ sở đó, huy động mọi nguồn lực để tập trung đầu tư cải tạo, nâng cấp hạ tầng các khu du lịch.

Trong thời gian tới, tỉnh sẽ tập trung đầu tư hạ tầng các khu du lịch biển có thế mạnh, các khu du lịch thuộc địa bàn trọng điểm du lịch quốc gia, công trình di tích văn hoá - lịch sử... để tạo các điểm nhấn hấp dẫn, ấn tượng như: đô thị du lịch Sầm Sơn, khu du lịch Hải Tiển, Hải Hoà; khu du lịch văn hoá Hàm Rồng; khu di tích thành Nhà Hồ, khu di tích lịch sử Lam Kinh, suối cá Cẩm Lương và khu du lịch Bến En. Đồng thời, chuẩn bị điều kiện cho phát triển du lịch thời kỳ sau năm 2010 tại các khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, Pù Hu... Ban hành cơ chế chính sách, khuyến khích, ưu đãi đối với các nhà đầu tư xây dựng các khu, điểm du lịch quy mô lớn, với những sản phẩm chất lượng cao, thuộc địa bàn phát triển trọng điểm du lịch quốc gia.

Tổ chức phát triển không gian du lịch của tỉnh, trên cơ sở xác định các tuyến, cụm, điểm du lịch hợp lý. Trong các cụm du lịch của tỉnh, phải xác định điểm du lịch trọng tâm và các điểm du lịch vệ tinh; đồng thời, cần tạo ra mối liên kết về du lịch giữa các doanh nghiệp, giữa các tỉnh lân cận, nhằm tạo sự hỗ trợ, bổ sung lẫn nhau trong hoạt động du lịch. Đặc biệt quan tâm đa dạng hoá hình thức và sản phẩm du lịch, trên cơ sở khai thác có hiệu quả lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hoá lịch sử; xây dựng sản phẩm du lịch độc đáo, mang đậm bản sắc văn hoá địa phương, phù hợp với thị hiếu và nhu cầu của du khách.

Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch; trong đó tập trung giới thiệu về tiềm năng du lịch, các điểm du lịch mới, các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, các lễ hội truyền thống của tỉnh, nhằm tạo ấn tượng đẹp về du lịch Thanh Hoá với du khách. Đồng thời, tập trung tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân trong việc tự giác bảo vệ cảnh quan, môi trường du lịch; xây dựng phong cách ứng xử văn minh, lịch sự, thân thiện, mến khách không chỉ đối với những người trực tiếp làm du lịch, mà còn đối với cả cộng đồng dân cư. Kiên quyết xoá bỏ và xử lý nghiêm theo pháp luật những hành vi trộm cắp, gây mất trật tự an ninh; bắt chẹt, chèo kéo khách, ăn xin, nạn cò mời chào, bán các dịch vụ kém chất lượng hoặc ép giá quá cao, làm mất đi hình ảnh đẹp của du lịch Thanh Hoá trong lòng du khách.

Đặc biệt quan tâm công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch, để đáp ứng yêu cầu phát triển cả về số lượng và chất lượng lao động, phù hợp với quá trình hội nhập hiện nay. Bên cạnh đó, phải xây dựng cho được đội ngũ thuyết minh viên, hướng dẫn viên du lịch, nhất là đội ngũ thuyết minh tại các điểm du lịch, các di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh.

Xây dựng Sầm Sơn thành đô thị du lịch văn minh, hấp dẫn của tỉnh và cả nước.

Có thể nói, trên bản đồ du lịch Việt Nam, Sầm Sơn là một điểm nhấn đầy hấp dẫn. Từ một bãi tắm hoang sơ, khi người Pháp bắt đầu khám phá, đến nay Sầm Sơn đã không ngừng phát triển, dần trở thành đô thị du lịch hấp dẫn, ngày càng chiếm được cảm tình của du khách cả trong và ngoài nước. Du khách đến du lịch Sầm Sơn đã tăng khá, Năm 2006, ước đạt 925.460 lượt khách, vượt 23,4% kế hoạch, tăng 42% so với năm 2005. Doanh thu du lịch đạt 233.790 triệu đồng, vượt 14% so với kế hoạch, tăng30% so với cùng kỳ năm 2005.

Tuy nhiên, bên cạnh những gì đã đạt được, du lịch Sầm Sơn vẫn còn bộc lộ những tồn tại và yếu kém nhất định: công tác quy hoạch, đầu tư phát triển hạ tầng du lịch còn nhiều bất cập; công tác quản lý các dịch vụ trên bãi biển chưa tốt; tình trạng ăn xin, bán hàng rong, chào kéo khách, ép giá... chưa được giải quyết triệt để; chất lượng dịch vụ chưa cao; vệ sinh môi trường trong khu du lịch chưa thật sạch sẽ... Để xây dựng Sầm Sơn thành thị xã du lịch văn minh, hiện đại, đảm bảo cho hoạt động kinh doanh du lịch tăng trưởng nhanh, bền vững và để lại ấn tượng đẹp trong lòng du khách, trong thời gian tới cần tập trung chỉ đạo quyết liệt, làm chuyển biến rõ rệt một số nhiệm vụ sau:

Tập trung rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch, định hướng phát triển không gian đô thị và các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội theo hướng văn minh, hiện đại. Tăng cường quản lý nhà nước về hoạt động xây dựng, giải quyết dứt điểm và xử lý nghiêm minh đối với những trường hợp lấn chiếm đất công; tự ý điều chỉnh quy hoạch, cho phép xây dựng không đúng quy hoạch, xây dựng không phép hoặc sai giấy phép, vi phạm chỉ giới... Phát động mọi tổ chức, cơ quan, đơn vị và nhân dân trên địa bàn thị xã tích cực tham gia phong trào chỉnh trang đô thị, xây lát vỉa hè, trồng và chăm sóc cây xanh; giữ gìn vệ sinh đường phố, bãi biển, góp phần xây dựng cảnh quan đô thị ngày càng khang trang, sạch đẹp.

Tăng cường quản lý nhà nước đối với các hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch, quy hoạch và sắp xếp lại các điểm bán hàng, cho thuê phao bơi, áo tắm, tắm nước ngọt... quy định các điều kiện hành nghề, trang phục, phù hiệu, niêm yết giá cả, tạo thuận tiện cho du khách mua sắm, sinh hoạt, đảm bảo văn minh thương mại; chấm dứt tình trạng ép giá, tranh mua, tranh bán, bán hàng rong trên bãi biển gây tâm lý khó chịu đối với du khách.

Đẩy mạnh xã hội hoá hoạt động du lịch, tích cực tuyên truyền nâng cao nhận thức về vai trò của hoạt động du lịch, đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Sầm Sơn. Qua đó làm thay đổi nhận thức của người dân về du lịch và cách thức làm du lịch, về lợi ích mà họ được hưởng, khi chính bản thân họ là người làm du lịch có chất lượng, có tính chuyên nghiệp cao. Điều này, cũng sẽ góp phần hình thành văn hoá giao tiếp ứng xử văn minh, lịch sự, thân thiện, mến khách, tạo tâm lý thoái mái cũng như sự hài lòng của du khách khi đến Sầm Sơn./.

lol! lol! lol!
Về Đầu Trang Go down
 
Thế mạnh, tiềm năng...
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Cách xử lý khi bị kim tiêm (nghi ngờ nhiễm HIV) đâ, gây chảy máu?
» xay dung mot ban cong tac vien doan ket va vung manh
» 6ky nang can khi hoc dh
» CTV năng động của nhà mih` đâu goy` ta!
» góp y' nâng cấp diễn đàn

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
HsvSamSon - Sinh viên Sầm Sơn - Kết Nối Cộng Đồng :: Văn hóa Sầm Sơn :: Con người sầm Sơn-
Chuyển đến 
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất