HsvSamSon - Sinh viên Sầm Sơn - Kết Nối Cộng Đồng
HSV Sầm Sơn Chào Mừng Các Bạn Tham Gia Vào Diễn ĐÀn!
Bạn cần đăng nhập hoặc đăng kí để vào diễn đàn...!!!
Chúc các bạn có những phút giây vui vẻ với HSV Sầm Sơn...!
HsvSamSon - Sinh viên Sầm Sơn - Kết Nối Cộng Đồng
HSV Sầm Sơn Chào Mừng Các Bạn Tham Gia Vào Diễn ĐÀn!
Bạn cần đăng nhập hoặc đăng kí để vào diễn đàn...!!!
Chúc các bạn có những phút giây vui vẻ với HSV Sầm Sơn...!
HsvSamSon - Sinh viên Sầm Sơn - Kết Nối Cộng Đồng
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

HsvSamSon - Sinh viên Sầm Sơn - Kết Nối Cộng Đồng


 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

 Vài Nét Về Tiểu Sử Và Chiến Công Của Nữ Anh Hùng CAND Nguyễn THị Lợi

Go down 
Tác giảThông điệp
lehai_no1

Vài Nét Về Tiểu Sử Và Chiến Công Của Nữ Anh Hùng CAND Nguyễn THị Lợi Stars13
lehai_no1


Tổng số bài gửi : 40
Points : 61
Join date : 13/11/2009
Age : 36
Đến từ : HSV Sầm Sơn

Vài Nét Về Tiểu Sử Và Chiến Công Của Nữ Anh Hùng CAND Nguyễn THị Lợi Empty
Bài gửiTiêu đề: Vài Nét Về Tiểu Sử Và Chiến Công Của Nữ Anh Hùng CAND Nguyễn THị Lợi   Vài Nét Về Tiểu Sử Và Chiến Công Của Nữ Anh Hùng CAND Nguyễn THị Lợi I_icon_minitimeThu Dec 17, 2009 12:52 pm

Photobucket


Vài Nét Về Tiểu Sử Và Chiến Công Của
Nữ Anh Hùng Công An Nhân Dân Nguyễn Thị Lợi

I / Vài nét về tiểu sử:
Nguyễn Thị Lợi tên thật là Nguyễn Thị Lời, sinh năm 1911, quê quán xã Châu Phú – huyện Châu Phú – tỉnh Đốc Châu nay là tỉnh An Giang. Chồng chị quê ở Bắc Ninh lưu lạc vào Sài Gòn, làm nghề phát bưu chính, có hai người con một gái, một trai, cuộc khàng chiến Nam Bộ bùng nổ, người chồng trở ra Bắc, chị gửi đứa con gái 4 tuổi cho bà ngoại, bế con nhỏ mới sinh theo chồng khi qua địa phận Khánh Hòa con và chồng bị đạn pháo địch bắn chết. Trong điều kiện kháng chiến chị gặp nhiều khó khăn trở ngại đến địa phận Thanh Hóa chị đã gặp được vợ chồng anh Hoàng Đạo, ngưoif cùng quê, Hoàng Đạo rất thông cảm với hoàn cảnh đặc biệt của Lợi. Ông gửi Lợi vào sinh hoạt ở một tổ chức “An Ninh Cơ Sở” sau một thời gian, Hoàng Đạo nhận ra Lợi là một cô gái đầy bản lĩnh, sự thông minh và lòng trung thực của lợi đã đưa Hoàng Đạo đến một quyết định: Kết nạp Nguyễn Thị Lợi vào tổ điệp báo, đừng trước những người anh, những người đồng chí trong đội ngũ điệp báo Lợi sung sướng đến trào nước mắt, chị nghẹn ngào xúc động. “Nếu có sự hi sinh cao cả vì cách mạng, tôi sẵn sàng chấp nhận sự hi sinh cao cả đó. Mong các đồng chí cứ giao nhiệm vụ nặng nề nhất cho tôi, tôi sẽ cố gắng vượt qua tất cả.”

II/ Con Đường Đến Với Cách Mạng
Cuối 1947, sau thất bại của chiến dịch Việt Bắc, thực dân Pháp thấy không thể kết thúc cuộc chiến tranh bằng cuộc “hành quân chớp nhoáng” chúng phải chuyển hướng chiến lược quân sự đồng thời tính đến cuộc sử dụng con bài Bảo Đại, lập một chính phủ bù nhìn theo “lý tưởng quốc gia” trao trả độc lập giả hiệu cho Việt Nam.
Ngày 5/6/1948 Hiệp ước pháp việt được kí kết. Thực dân Pháp ra sức mua chuộc và kéo các thể lực phản động ủng hộ chính phủ Bảo Đại. Thực hiện âm mưu đó, cơ quan tình báo chiến lược pháp SHE ra sức tìm kiếm và mua chuộc những cán bộ kháng chiến “Ly khai” về hợp tác với chính phủ quốc gia. Nắm được ý đồ của địch Ty điệp báo công an TW đã khéo léo lần lượt đưa điệp viên vào cuộc. Đồng chí Trần Châu Phong tức Nguyễn Tạo trưởng ty điệp báo trực tiếp vào Thanh Hóa chỉ huy và giao nhiệm vụ cho công an Thanh Hóa phối hợp theo hoạt động theo yêu cầu của điệp báo.
Đầu năm 1949 nguyên trưởng ty công an Thanh Hóa được nha công an TW cử làm tổ trưởng tổ điệp báo hoạt động trong cơ quan tình báo phong nhì pháp và trong nội các của chính phủ bù nhìn Bảo Đại. Với màn kịch là thủ lĩnh tổ chức ly khai kháng chiến “phục Viết quốc gia cách mệnh đảng” và co một “chiên khu” ở vùng giáp danh Thanh – Nghệ , đá gây tiếng vang trong giới tình báo của pháp và sự tín nhiệm tuyệt đối của Bảo Đại.Hoàng Đạo nhận nhiệm vụ móc nối với Bảo Đại và cơ quan quân sự pháp đưa ra một kế hoạch đã vạch sẵn. Theo phương án, Pháp sẽ bố trí một chuyến tàu trở vũ khí cùng các chuyên viên tác chiến kỹ thuật điện đài để tăng cường cho chiến khu đòng thời đón người của tổ chức “Phục Việt” cùng tài liệu quan trọng và đón “Phu nhân quốc vụ Khanh” ra Hà Nội chữa bệnh.
Lúc này địch đang có âm mưu đánh chiếm vùng Thanh - Nghệ. Nhằm cắt đứt mạch máu giao thông Bắc – Nam. Để ngăn chặn âm mưu của địch, tổ điệp báo bắt đầu thực hiện đánh thông báo hạm

III / Tiếng Nổ Trên Chiến Hạm AMIÔĐANHVIN
Tuy điệp báo là công an TW giao nhiệm vụ cho điệp báo Hà Nội phối hợp với điệp báo Thanh hóa, bằng bất cứ giá nào cũng phải tiêu diệt đc tàu địch để gây hoang mang, giao động trong giới quân sự, chính trị của pháp và gây mối hoài nghị trong nội bộ các tướng lĩnh và tay sai của giặc.
Tàu AMIÔĐANHVIN là chiếc tàu lớn nhất trong bốn thông thông hạm ở Thái Bình Dương. Đây là một trận đánh đầy nguy hiểm, nếu bị lộ các chiến sĩ điệp báo có thể bị tiêu diệt.
Các “nhân vật” trong màn kịch đều đã đc xắp đặt riêng còn một nhân vật đóng vai vợ Quốc Vụ Khanh thì Hoàng Đạo chưa quyết định giao nhiệm vụ này cho Lợi. Bởi ông biết rằng sự ra đi của Lợi xẽ mãi mãi không bao giờ trở lại. Dường như đã hiểu rõ nỗi lòng của một người anh, người đồng chí, người chỉ huy trực tiếp của mình trong trận đánh xắp tới, Lợi nhìn Hoàng Đạo rồi òa lên khóc, ngay lúc đó Lợi rúi trong túi áo một bức thư đưa cho Hoàng Đạo “Tôi hiểu rất rõ ý nghĩa của trận đánh này, tôi xin nộp cho tổ chức một bức thư tình nguyện cảm tử. mong tổ chức chấp nhận lời đề nghị của tôi.”
Đọc bức thư tình nguyện của Nguyễn Thị Lợi, Hoàng Đạo không sao cầm nổi nước mắt. Ông vốn nổi tiếng là người cương trực và rât nghiêm khắc trong mọi trường hợp, vậy mà bây giờ đứng trước một người con gái, một nữ đồng chí rất thân thuộc hằng ngày đối với ông, ông chỉ im lặng và khó nói nên lời
Những lời lẽ mộc mạc, thẳng thắn và tâm huyết trong thư càng làm cho Hoàng Đạo them xúc động,”Tôi Nguyễn Thị Lợi quê Phú Châu – Châu Đốc. Chiến sĩ tình báo xin tình nguyện hi sinh cho tổ quốc, rửa nhục cho thù nhà… ” Phần tái bút Lợi dành riêng cho Hoàng Đạo “Cảm ơn anh đã cưu mang em, đưa em từ một người con gái bất hạnh về với cách mạng và vinh dự được đứng trong đội ngũ điệp báo. Có thể cuộc chia tay này là sự ra đi mãi mãi nên em có lời cầu mong anh sau này về nam bộ, anh hãy tìm lại người con gái đầu tiên của em và thay em nuôi dạy nó nên người ”. Hoàng Đạo nắm chặt tay Nguyễn Thị Lợi: “Cảm ơn em nữ đồng chí kiên trung. Ngày mai bắt đầu vào trận đánh. Nếu như trận này thắng lợi thì đó làm chiến công lịch sử ,à em là người quyết định cho thắng lợi này”.
Rạng sáng 27/09/1950, tổ điệp báo gồm các đồng chí Hoàng Đạo (A13) trong vai Quốc Vụ Khanh, Kim Sơn (A14) trong vai Thông ngôn, Lê Mai Tức Cao Duy Kính mang bí Số (A15)trong vai cầm vụ có Nguyễn Thị Lợi bí số (A16) “ Vợ “Quốc Vụ Khanh “ cùng đi còn 4 chiến sĩ dan quân xã Quảng Tường làm nhiệm cụ chèo thuyền đưa tổ điện báo hộ ttongs vợ “Quốc Vụ Khanh” lên thống hạm. Sau mấy tiếng đồng hồ vật lộn với song to, gió lớn, tổ thợ thuyền đã đưa các chiến sĩ điệp báo cặp mạn tàu.
Với sự đặc ân và tin cậy với Quốc Vụ Khanh, Hoàng Đạo thuyền trưởng và các sỹ quan, binh lính trên tàu tiếp 4 vị khách rất thịnh trọng. Đồng chí Lê Minh Khai thợ kỹ thuật ban mìn trong vai cần vụ mang theo khối thuốc nổ nặng 30kg được ngụy trang bằng chiếc vali quần áo của “Bà Phu Nhân” đi theo Nguyễn Thị Lợi vào thẳng phòng khách của thuyền trường nằm ở khoang giữa tầng hầm . Làm xong các thủ tục trên tàu, ông Quốc Vụ Khanh và hai tùy tùng chia tay bà phu nhân, chào tạm biệt các sỹ quan binh lính, xuống thuyền để trở vào “chiến khu” Khoảng nửa giờ sau 11h30’ chiếc thông báo hạm AMIÔĐANHVIN nổ tung một cột khói đen nổi lên giữa biển khơi,200 sĩ quan binh lính pháp cùng hàng trăm tấn vũ khí, quân trang dụng bị chìm xuống đáy biển. Nguyễn Thị Lợi đã anh dũng hi sinh vì sự nghiệp cách mạng dân tộc. Chị được chính phủ tặng huân chương chiến công hạng ba.
Chiến công vang dội này đã làm nức lòng nhân dân cả nước gây xôn xao nhiều chiến trường quân sự. Chính trị nước pháp, làm cho chính phủ nước pháp phai choáng váng , tướng lính và tay sai hoang mang dao động, nội bộ địch nghi ngờ lẫn nhau. Thiếu tá Duprat chỉ huy cơ quan tình báo chiến lược SEH bị điều về pháp. Đây là đòn mạnh đập tan mưu đồ của thực dân Pháp tấn công ra vùng tự do lien khu IV phá hoại hậu phương của nước ta.
Chiến công của chị đã ghi vào lịch sử công an nhân dân việt nam trong thời kỳ còn non trẻ ,góp phần thắng lợi cho cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc.
Để ghi nhận chiến công dặc biệt đó, năm 1995 chủ tịch nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đã quyết định phong tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho anh hùng Nguyễn Thị Lợi.
Về Đầu Trang Go down
 
Vài Nét Về Tiểu Sử Và Chiến Công Của Nữ Anh Hùng CAND Nguyễn THị Lợi
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» hung...mkt
» danh muc tieu cho cac ban ctv moi
» Uất ức thần chưởng
» anh moi ve nguyen thi loi
» kho đề tài tiểu luận Triết,KTCT,CN Mac

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
HsvSamSon - Sinh viên Sầm Sơn - Kết Nối Cộng Đồng :: Học tập_Đời sống :: Trường THPT Nguyễn Thị Lợi-
Chuyển đến 
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất